Bảo hiểm tiền gửi Ngân hàng là gì? Mục đích, và mức đền bù là bao nhiêu?
Bạn có bao giờ gửi tiền (gửi tiết kiệm) vào Ngân hàng chưa?
Khi đã gửi tiền, ngoài việc nhận được lãi suất, bạn có bao giờ lo lắng rằng Ngân hàng đó có thể phá sản và họ sẽ “quỵt” luôn số tiền bạn gửi?
- Để đảm bảo rằng phần lớn các khoản tiền gửi này được an toàn ngay cả khi Ngân hàng phá sản, các Ngân hàng trả tiền vào một quỹ bảo hiểm được gọi là chương trình bảo đảm tiền gửi.
Chính sách bảo hiểm tiền gửi ra đời như một giải pháp hữu hiệu giúp mọi người giảm bớt những lo lắng và bất an khi gửi tiền tiết kiệm.
Cùng TnD Blog tìm hiểu ngay về loại hình bảo hiểm này nhé!
Bảo hiểm tiền gửi Ngân hàng là gì?
Bảo hiểm tiền gửi là một sự bảo đảm cho quyền lợi của người có tiền gửi tiết kiệm.
Trong trường hợp có rủi ro với đơn vị gửi tiền tiết kiệm như Ngân hàng hay tổ chức tài chính thì bên bảo hiểm tiền gửi sẽ tiến hành chi trả theo quy định khi ký kết.
Lưu ý rằng: Người gửi tiền không phải mua bảo hiểm tiền gửi nhé! Vì đây đã là quy định chung của Ngân hàng nhà nước rồi. Những Ngân hàng và tổ chức tài chính sẽ là người có trách nhiệm mua bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng của mình.
Mục đích của bảo hiểm tiền gửi Ngân hàng là gì?
Chính sách bảo hiểm tiền gửi được nhà nước ban hành với mục đích:
- Bảo vệ người gửi tiền tại các Ngân hàng và tổ chức tài chính
- Đảm bảo cho hệ thống tài chính quốc gia ổn định không bị ảnh hưởng bởi các đợt rút tiền lớn
- Xây dựng củng cố thị trường tài chính an toàn có tính cạnh tranh công bằng
- Quy định rõ trách nhiệm quyền hạn của mỗi đối tượng tham gia hạng mục tiết kiệm bao gồm: người gửi tiết kiệm, đơn vị nhận gửi tiền tiết kiệm, đơn vị bảo hiểm tiền tiết kiệm
- Tăng cường niềm tin và tạo sự công bằng cho công chúng
Mức bảo hiểm tiền gửi khách hàng nhận được là bao nhiêu?
Hạn mức bảo hiểm tiền gửi hiện hành là 125,000,000 đồng cho mỗi cá nhân gửi tiền tại một tổ chức (Ngân hàng) tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Nghĩa là bạn sẽ được đền bù số tiền tối đa 125,000,000 đồng (gồm cả gốc và lãi) khi các tổ chức (Ngân hàng) mất khả năng chi trả.
Lời kết
Hy vọng với bài viết này đã giúp bạn có thêm kiến thức quan trọng trong việc quản lý tài chính cá nhân cũng như lợi ích quyền lợi khi tham gia các sản phẩm tài chính.
Bạn đang gửi tiết kiệm Ngân hàng nào? Bạn có yên tâm mới mức 125 triệu không? Chia sẻ suy nghĩ của bạn với chúng tôi bằng cách để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé!
Đăng Ký Email Của Bạn Để Nhận Tin Tức Và Những Ưu Đãi Đặc Biệt
Cám ơn bạn! Bạn đã đăng ký thành công!
Ngân hàng nào có bảo hiểm tiền gửi?
Hầu hết mọi Ngân hàng đang hoạt động đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi để phù hợp với chính sách của Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng phá sản đền bù như thế nào?
Từ ngày 12/12/2021, nếu bạn gửi tiền mà Ngân hàng phá sản sẽ được bảo hiểm chi trả tối đa 125 triệu đồng (cả góc lẫn lãi).
Gửi tiết kiệm online có được bảo hiểm không?
Có. Dù bạn gửi tiết kiệm Online hay theo cách truyền thống (mở sổ tiết kiệm), bạn đều có chế độ bảo hiểm tiền gửi. Vì đây là quy định và chính sách chung của Nhà nước rồi.
Người gửi tiền cần xuất trình những giấy tờ gì để nhận tiền bảo hiểm tiền gửi?
Khi nhận tiền bảo hiểm, người nhận cần phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu và chứng từ có liên quan đến khoản tiền gửi của mình tại Ngân hàng.