Khi chi tiêu, bạn sẽ phải trả cho một số thứ bạn cần ví dụ như gạo trong nhà, điện nước, xăng xe,…Và một số thứ bạn chỉ muốn, ví dụ như một vé xem phim, một bộ quần áo mới hay một chiếc iPhone thế hệ mới.
Nếu bạn muốn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực quản lý tài chính các nhân, bạn phải biết cách lập dự toán chi tiêu như thế nào cho vừa với túi tiền mà vẫn đạt đặt những thứ cần và muốn cũng như có một khoản quỹ dành cho các trường hợp khẩn cấp và đầu tư sinh lời.
Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu cách cân bằng giữa nhu cầu cần và muốn trong tài chính nhé!
Xác định những thứ bạn cần
Nhu cầu tài chính là những khoản chi tiêu cần thiết để bạn có thể sống và làm việc.
Chúng là những khoản chi phí định kỳ có khả năng tiêu tốn một phần lớn tiền thu nhập của bạn.
Dưới đây là danh sách ngắn gọn về một số chi phí phổ biến mà bạn cần:
- Thuê nhà
- Ăn uống
- Đi lại
- Điện nước, internet, chăm sóc y tế,…
Những thứ bạn muốn
Muốn là những khoản chi giúp bạn sống thoải mái hơn. Chúng là những thứ bạn mua để giải trí.
Bạn có thể sống mà không có chúng, nhưng bạn sẽ tận hưởng cuộc sống của mình nhiều hơn khi có chúng.
Ví dụ, thực phẩm là một nhu cầu cần thiết, nhưng những bữa ăn nhậu ngoài tiệm có khả năng là những gì bạn muốn.
Dưới đây là danh sách ngắn gọn về một số chi phí phổ biến mà bạn muốn:
- Du lịch
- Giải trí
- Thời trang hàng hiệu
- Điện thoại đời mới
- Tiệc tùng, ăn ngoài,…
Cần và muốn trong tài chính – Làm thế nào để đạt được cả hai?
Đầu tiên, hãy liệt kê tất cả những gì bạn mua trong vòng 3 – 6 tháng gần nhất.
Sau đó, chia chúng thành hai nhóm: Mong muốn và nhu cầu thiết yếu.
Tiến hành lập dự toán chi tiêu và sắp xếp các ưu tiên của bạn.
Mẹo: Áp dụng nguyên tắc 5/3/2. Nghĩa là chia tổng thu nhập của bạn ra thành 5 phần, 3 phần và 2 phần. Trong đó, 5 phần dành cho các nhu cầu thiết yếu, 3 phần dành cho các nhu cầu không thiết yếu khác (có thể linh hoạt) và 2 phần còn lại dành cho các nhu cầu tài chính khác.
Ví dụ: Thu nhập mỗi tháng của bạn là 10 triệu. Khi đó, bạn sẽ chia dự toán như sau:
- 5 triệu: Dành cho các nhu cầu thiết yếu bao gồm chi phí ăn uống, sinh hoạt, nhà ở, điện nước, xăng xe,…
- 3 triệu: Dành cho các khoản khác như: Mua sắm, đi chơi, ăn uống cùng bạn bè đồng nghiệp, du lịch,…
- 2 triệu còn lại: Để dành tiết kiệm, dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp, thất nghiệp, đầu tư sinh lời,…
Lưu ý: Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện của mỗi cá nhân mà dự toán chi tiêu cũng sẽ khác nhau với tường người. Ví dụ như một số bạn có thu nhập cao nhưng chi phí sinh hoạt thấp thì nên linh hoạt trong khi lập dự toán. Nghĩa là nếu tiền trong phần 5 và phần 3 còn dư, thì nên dùng chúng cho các nhu cầu tài chính, ví dụ như tiết kiệm, đầu tư,…
Xem lại dự toán của bạn 3-6 tháng 1 lần để đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng. Hãy linh hoạt và thay đổi khi cần thiết. Ví dụ khi bạn thăng tiến trong công việc, bạn có công việc mới, thay đổi nơi sinh sống, lập gia đình hay có con,.. thì chắc chắn rằng dự toán cũ sẽ không còn phù hợp nữa.
- Hãy xem kỹ các danh mục của bạn. Một số mặt hàng có thể không thật sự cần thiết nữa
- Cắt giảm chi tiêu trong những thứ bạn cần: Chi phí chi tiêu cần thiết của bạn không phải lúc nào cũng cố định. Bạn có thể tìm kiếm các mặt hàng tương tự nhưng mức giá tốt hơn
- Cắt giảm chi tiêu “muốn” của bạn: Cân nhắc giảm “ham muốn mua sắm” nếu chúng gây quá nhiều tốn kém ngân sách của bạn. Ví dụ: giới hạn số ngày bạn ăn ngoài, số lần bạn đi du lịch trong năm, số năm bạn nâng cấp iPhone,…
Lời kết
Cần là những thứ bạn không thể không có, chẳng hạn như nơi ở và thực phẩm.
Muốn là những thứ khiến chất lượng cuộc sống của bạn trở nên tốt hơn nhưng nó không hoàn toàn cần thiết, chẳng hạn như hoạt động giải trí hoặc các món đồ hiệu xa xỉ.
Một số thứ bạn mua có vẻ như nhu cầu cần thiết của bạn nhưng nó thực sự là muốn bởi vì bạn đang chọn một lối sống với mức mua sắm chi tiêu không cần thiết.
Khi lập dự toán chi tiêu cá nhân, hãy áp dụng nguyên tắc 5/3/2 và đảm bảo rằng dự toán của bạn có chỗ cho cả nhu cầu cần và muốn cũng như tiết kiệm.
Bạn nghĩ sao về nhu cầu cần và muốn trong chi tiêu cá nhân? Bạn có cách quản lý, phân chia tiền bạc như thế nào?
Đăng Ký Email Của Bạn Để Nhận Tin Tức Và Những Ưu Đãi Đặc Biệt
Cám ơn bạn! Bạn đã đăng ký thành công!
Câu hỏi thường gặp:
Dự toán chi tiêu cá nhân là gì?
Dự toán chi tiêu hay dự toán chi tiêu cá nhân là một bảng kế hoạch, danh sách chi tiêu do chính bạn đặt ra. Thông qua bảng dự toán, bạn có thể quan sát được dòng tiền được chi tiêu như thế nào. Giúp bạn dễ dàng kiểm soát, điều chỉnh chi tiêu sao cho hợp lý và tiết kiệm nhiều hơn.
Có nên lập dự toán chi tiêu cá nhân không?
Câu trả lời là có. Dự toán chi tiêu giúp bạn quản lý tài chính cá nhân tốt hơn và từng bước tiến đến mục tiêu tự do tài chính của bạn.
Cách lập dự toán chi tiêu như thế nào?
Bạn có thể tham khảo nguyên tắc 5/3/2. Nguyên tắc 6 chiếc lọ cũng như sử dụng một số ứng dụng quản lý tài chính cá nhân khác trên máy tính và điện thoại.