Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ tiêu thống kê phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả qua thời gian của các loại hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng hàng ngày của người dân.
Khi nghe tin hoặc xem các báo, tin tức về kinh tế tài chính, chúng ta thường nghe nhắc tới chỉ số CPI.
Vậy (CPI) – Consumer Price Index là gì? CPI được tính như thế nào? Chỉ số CPI cao hay thấp sẽ tốt hơn?
Hãy cùng tìm hiểu ngay tại bài viết này nhé!
CPI – Consumer Price Index là gì?
Consumer price index có thể dịch là chỉ số giá tiêu dùng, nó dùng để đo lường sự thay đổi giá trung bình của hàng hóa – dịch vụ mà người tiêu dùng phải trả.
Chỉ số biểu hiện sự thay đổi về giá cả của hàng hóa – dịch vụ theo thời gian (thường được tính theo tháng hoặc theo quý) và CPI có đơn vị tính là phần trăm.
Chỉ số CPI còn được dùng làm thước đo lạm phát và giảm phát của nền kinh tế.
Ý nghĩa và tầm quan trọng của CPI
Như đã ói ở trên, CPI là một chỉ số quan trọng nhất để đo lường lạm phát và giảm phát.
Lạm phát là một chỉ số quan trọng về sức khỏe của nền kinh tế. Các Chính phủ và Ngân hàng trung ương sử dụng chỉ số CPI và các chỉ số khác để đưa ra các quyết định kinh tế.
CPI là chỉ số mấu chốt trong việc liệu có nên tăng hay giảm lãi suất. Lãi suất cao làm cho tiền vay đắt hơn và khi đó chi tiêu của người dùng sẽ đi xuống.
Ở chiều ngược lại, nếu như lãi suất thấp hơn sẽ kích thích chi tiêu của người dùng, từ đó CPI sẽ tăng trở lại và giữ lạm phát ở mức độ phù hợp đối với nền kinh tế của một quốc gia.
Ngoài ra, chỉ số CPI cũng được sử dụng để làm cơ sở điều chỉnh tiền lương phù hợp với giá sinh hoạt và để đo lường khả năng đủ điều kiện của mọi người lao động đối với các lợi ích, an sinh xã hội.
Các chủ cửa hàng bán lẻ cũng có thể dùng CPI để ước tính mức giá cho các sản phẩm trong của hàng.
Chuyên gia tài chính thường dùng CPI để tính toán chỉ số giá tiêu dùng trên các sản phẩm khác nhau trong nền kinh tế để giúp khách hàng của họ xác định các khoản đầu tư tiềm năng và các cơ hội tài chính khác để theo đuổi.
Dữ liệu CPI còn giúp các nhà kinh tế đo lường tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi một nền kinh tế, với tác động của lạm phát được loại bỏ – một chỉ số được gọi là Tổng sản phẩm quốc nội thực tế.
Cách tính Consumer Price Index
- Bước 1: Cố định giỏ hàng: Các nhà phân tích sẽ chọn một số hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu mà người dùng thường xuyên chi trả. Ví dụ như thịt, cá, xăng, gạo,…
- Bước 2: Thu thập giá cho các sản phẩm hoặc dịch vụ đã chọn trong quá khứ (tháng trước, quý trước, năm trước,…)
- Bước 3: Thu thập giá cho các sản phẩm dịch vụ trên ở thời điểm hiện tại
- Bước 4: Lấy tổng giá trị hàng hóa của sản phẩm dịch vụ hiện tại chia cho tổng giá trị của quá khứ và nhân cho 100. Và chuyển về đơn vị phần trăm
Ví dụ về cách tính CPI:
Năm | Giá gạo | Giá thịt heo | Tổng |
2020 | 10,000 | 90,000 | 100,000 |
2022 | 15,000 | 140,000 | 155,000 |
Ta sẽ có chỉ số giá tiêu dùng của năm 2022 = (155,000/100,000)x100% = 18.23%.
Điều này có nghĩa là, chỉ số giá tiêu dùng của năm 2022 so với năm 2020 đã tăng gần 18.23%.
Một số lưu ý về chỉ số CPI
Chỉ số CPI có thể phản ánh không đúng với thực tế: Vì khi tính CPI, chúng ta chỉ lấy ngẫu nhiên và cố định một mặt hàng. Tuy nhiên, trên thật tế, cùng một mặt hàng sẽ có rất nhiều loại sản phẩm có giá cả không giống nhau. Nếu hàng hóa hay dịch vụ trong giỏ hàng cố định có xu hướng tăng, người tiêu dùng sẽ nhanh chóng thay đổi sản phẩm khác với mức giá thấp hơn. Và dẫn đến chỉ số CPI sẽ phản ánh cao hơn so với thực tế.
CPI không phản ánh được sự xuất hiện của mặt hàng mới: Như đã nói ở trên, khi tính CPI các chuyên gia phải cố định giỏ hàng từ quá khứ đến thời điểm tính. Điều này dẫn đến việc không thể cập nhật thêm những sản phẩm mới, từ đó chỉ số CPI không phản ánh kịp thời sự xuất hiện của những mặt hàng mới, có lượng mua cao.
CPI không phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hóa: iPhone ra mắt năm nay mắc hơn iPhone của năm ngoái. Điều này có thể không phải do chỉ số giá tiêu dùng năm nay tăng, mà có thể iPhone năm nay được trang bị nhiều công nghệ hơn từ đó dẫn đến giá bán đắt hơn.
Lời kết
Chỉ số giá tiêu dùng (tiếng Anh: Consumer Price Index, viết tắt: CPI) là một chỉ số cơ bản để đo lường giá cả hàng hoá dịch vụ và cho biết liệu nền kinh tế có bị lạm phát hoặc giảm phát hay không.
Đây là chỉ số quan trọng và được nhiều người quan tâm bởi vì nó phản ánh thực chất nền kinh tế nước đó trong bối cảnh hiện nay.
Chỉ số CPI dùng để đo lường các rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ như: bất động sản, thực phẩm, ăn uống, thời trang, vận tải, giáo dục, giải trí, y tế và một số loại hình dịch vụ khác.
Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu rõ và có cái nhìn tổng quan về Consumer Price Index – CPI.
Là một nhà quản lý tài chính cá nhân và cho gia đình, bạn cần hiểu rõ chỉ số giá tiêu dùng để từ đó lập ra các kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm, xác định các khoản đầu tư tiềm năng và các cơ hội tài chính khác để theo đuổi.
Bạn có suy nghĩ như thế nào về chỉ số giá tiêu dùng? Có phải mỗi ngày chi phí tiêu dùng của bạn lại trở nên đắt hơn? Chúng tôi rất muốn lắng nghe chia sẻ của bạn ở mục bình luận bên dưới bài viết này.
Đăng Ký Email Của Bạn Để Nhận Tin Tức Và Những Ưu Đãi Đặc Biệt
Cám ơn bạn! Bạn đã đăng ký thành công!
Consumer Price Index là gì?
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là thước đo sự thay đổi trung bình theo thời gian của giá mà người tiêu phải trả cho một giỏ hàng hóa và dịch vụ tiêu trên thị trường.
Chỉ số CPI cao là tốt hay xấu?
Chỉ số CPI quá cao đồng nghĩa với giá của sản phẩm và dịch vụ đang tăng, nguy cơ gây ra lạm phát cho nền kinh tế.
CPI bao nhiêu là tốt?
Nghiên cứu cho thấy, CPI tăng đều đặng từ 1 – 2% mỗi năm là dấu hiệu tốt của một nền kinh tế đang phát triển. Nó cho thấy người dân đang có nhiều tiền để chi tiêu hơn trong khi lạm phát vẫn được giữ ở mức thấp.
CPI giảm có tốt không?
Không thật sự tốt. CPI giảm có thể gây nên giảm phát đối với một nền kinh tế. Nền kinh tế đó có thể đang gặp vấn đề khi giá cả hàng hóa giảm mạnh cũng như người dân đang có sức mua yếu dần.
CPI có phải lạm phát không?
Tuy có mối quan hệ mật thiết nhưng CPI không phải chỉ số lạm phát. Lạm phát là sự gia tăng mức giá chung. Còn chỉ số CPI theo dõi những thay đổi trong chi phí sinh hoạt theo thời gian.
Nguyên nhân làm cho CPI tăng là gì?
Chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng cao khi tỷ lệ thất nghiệp thấp và tiền lương tăng – dẫn đến chi tiêu nhiều hơn.