Đòn bẩy tài chính – một thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong giới đầu tư và kinh doanh.
Nếu bạn là một nhà đầu tư, chúng tối tin chắc rằng: bạn đã từng nghe hay đọc qua về thuật ngữ này. Và nếu bạn chưa biết đòn bẩy tài chính là gì? lợi & hại của nó ra sao? thì bài viết này là dành riêng cho bạn…
Đòn bẩy tài chính là gì?
Đòn bẩy tài chính là một công cụ tài chính giúp các cá nhân, doanh nghiệp có nhiều vốn để đầu tư và kinh doanh thông qua việc vay nợ.
Hay nói cách khác, sử dụng đòn bẩy tài chính là hình thức mượn tiền từ các cá nhân khác ví dụ như bạn bè, người thân hay tổ chức (Ngân hàng, tổ chức tài chính, công ty chứng khoán,…) để đầu tư và kinh doanh với mục đích sinh ra nhiều lợi nhuận hơn.
Sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả là khi lợi nhuận từ việc kinh doanh và đầu tư của bạn phải cao hơn lãi suất vay tiền, nếu không bạn sẽ thua lỗ.
Trên thật tế, đòn bẩy tài chính được các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng nhiều và hiệu quả hơn các cá nhân. Vì họ có đội ngũ nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng trong khi nhà đầu tư cá nhân vẫn còn hạn chế về nhiều mặt. Trường hợp phổ biến nhất của các cá nhân sử dụng đòn bẩy là khi họ đầu tư bất động sản và đầu tư chứng khoán.
Ví dụ về sử dụng đòn bảy tài chính
Trong ví dụ này, anh Nguyễn Văn A và chị Nguyễn Thị B cùng đầu tư cổ phiếu. Anh A không sử dụng đòn bẩy tài chính còn chị B có sử dụng:
Anh A có 1,000,000,000 VNĐ và mua được 10,000 cổ phiếu của công ty C (100,000 VNĐ/cổ phiếu) – Anh A không sử dụng đòn bẩy tài chính.
Chị B cũng có 1,000,000,000 VNĐ nhưng sử dụng đòn bẩy tài chính. Chị mượn thêm 2,000,000,000 từ công ty chứng khoán và tổng cộng mua được 30,000 cổ phiếu của công ty C (100,000 VNĐ/cổ phiếu).
Nếu giá trị cổ phiếu công ty C tăng lên 20% (120,000/ cổ phiếu) và cả 2 cùng bán đi. Anh A sẽ có 1 tỷ 200 triệu và lời 200 triệu (tương đương mới mức lợi nhuận 20% từ vốn của mình).
Chị B sẽ có 3 tỷ 600 triệu, trừ đi vốn của mình và trả nợ cho công ty chứng khoán chị C còn lời 600 triệu (tương đương với lợi nhuận 60% từ vốn của mình). Khi đó ta có thể nói chị B đã sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả.
Trên thật tế, chị B phải trả lãi suất cho công ty chứng khoản khi vay tiền từ họ, lãi suất này sẽ giao động khoảng 1-10% tùy thuộc vào số tiền và thời gian vay cũng như các chính sách ưu đãi của công ty chứng khoán
Trường hợp ngược lại, khi giá cổ phiếu giảm 10% còn 90,000 VNĐ/cổ phiếu. Anh A sẽ mất 100 triệu (10% vốn) nhưng chị B lỗ đến 300 triệu (tương đương 30% vốn ban đầu). Cộng thêm lãi suất phải trả, chị B sẽ thiệt hại hơn 300 triệu vì sử dụng đòn bẩy không hiệu quả.
Có nên sử dụng đòn bẩy tài chính không?
Đòn bẩy tài chính luôn tồn tại 2 mặt lợi & hại của nó. Sử dụng nó như bạn đang dùng một con dao 2 lưỡi và nó có thể làm “tổn thương” sức khỏe tài chính của bạn bất cứ lức nào.
Như đã nói ở trên, đòn bẩy tài chính thường được các công ty doanh nghiệp sử dụng hiệu quả hơn. Nếu bạn là nhà đầu tư cá nhân và bạn tìm đến bài viết này thì có vẻ bạn chưa phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Vì thế, ở góc độ nhận định của chúng tôi: công cụ tài chính này chưa thật sự phù hợp cho các nhà đầu tư cá nhân có ít kinh nghiệm. Vì thị trường luôn biến động không ngừng và không có dự đoán hay phân tích nào là hoàn toàn chính xác 100% cả.
Tuy nhiên, nếu bạn ưa thích đầu tư mạo hiểm, muốn làm lớn, làm giàu và có khả năng “thoát ra khỏi chiếc bẩy”, có khả năng trả nợ trong trường hợp bị “bẩy đè” (thua lỗ). Thì đòn bẩy tài chình là một công cụ đắc lực trong hành trình đầu tư và chinh phục mục tiêu tự do tài chính của bạn.
Kết luận
Hy vọng bài viết này giúp bạn biết thêm một công cụ tài chính trong đầu tư và kinh doanh. Hiểu về ý nghĩa và cách thức hoạt động của nó.
Đòn bẩy tài chính luôn có mặt lợi và mặt hại cho người sử dụng. Nó giúp bạn không bỏ lỡ các cơ hội đầu tư và làm giàu nhưng cũng có thể khiến bạn rơi vào cảnh nợ nần và “suy kiệt” sức khỏe tài chính. Hãy cân nhắc, phân tích, đánh giá cẩn thận trước khi sự dụng nó.
Bonus:
Đòn bẩy tài chính tiếng Anh là: Financial leverage
P/s: Cuối mỗi bài viết, TnD Blog sẽ chia sẻ thêm những từ ngữ chuyên ngành liên quan tới bài viết bằng tiếng Anh, nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn và quốc tế hóa kiến thức tài chính của bạn. (Hiện nay, thị trường tài chính của Việt Nam vẫn còn khá non trẻ nên phần lớn phải học hỏi từ nước ngoài, mượn dùng rất nhiều thuật ngữ bằng tiếng Anh. Một số thuật ngữ nếu dịch sang tiếng Việt thì rất dễ lệch lạc ý nghĩa của nó)
Bạn có đang sử dụng đòn bẩy tài chính (dù chỉ là vay mượn tiền từ bạn bè, người thân để đầu tư)? Hay bạn có thắc mắc gì liên quan đến công cụ tài chính này thì đừng ngần ngại để lại một bình luận ngay bên dưới bài viết này nhé!
Bạn cũng có thể liên hệ TnD Blog để được đội ngũ của chúng tôi (các nhà đầu tư chuyên nghiệp) tư vấn và hỗ trợ. Lưu rằng chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí trường hợp của bạn có nên sử dụng đòn bẩy hay không, TnD Blog hoàn toàn không cung cấp dịch vụ đòn bẫy tài chính hay bất cứ dịch vụ cho vay mượn nào nhé!