Công ty Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren buffett – có tỷ lệ EPS trong năm 2020 hơn $16,000 (hơn 370 triệu)
Chỉ số EPS trong chứng khoán là gì? Vì sao nó quan trọng, nó sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư chứng khoán như thế nào? Hãy cùng TnD Blog tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây nhé!
EPS trong chứng khoán là gì?
Nếu thường xuyên theo dõi các báo cáo tài chính thì chắc hẳn nhà đầu tư không còn xa lạ gì với chỉ số EPS.
EPS là viết tắt của cụm từ Earning Per Share – Được hiểu là phần lợi nhuận sau thuế của 1 cổ phiếu đang lưu hành.
EPS dùng làm thước đo tài chính giúp các nhà đầu tư đánh giá khả năng sinh lời của một công ty.
Cách tính EPS
Chỉ số EPS được tính bằng cách chia lợi nhuận sau thuế của một công ty cho số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành.
Ví dụ, một công ty đạt lợi nhuận 5 tỷ trong một năm và có 1 triệu cổ phiếu đang lưu hành, thì EPS năm đó sẽ là 5,000 đồng.
Bạn cũng có thể tự tính chỉ số EPS của một công ty nếu bạn có 2 thông tin sau:
- Lợi nhuận sau thuế = (doanh thu – chi phí) – thuế
- Số lượng cổ phiếu đang lưu hành: Chỉ tính số lượng “cổ phiếu phổ thông” (những cổ phiếu đang giao dịch và niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán – đa số các nhà đầu tư cổ phiếu sẽ sở hữu cổ phiếu phổ thông (kể cả bạn). Các cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu quỹ sẽ không được tính trong trường hợp này
Ví dụ:
Giả sử một công ty ABC có:
- Doanh thu 10 tỷ đồng
- Chi phí bán hàng (mặt bằng, tiền lương,…) là 5 tỷ đồng
- Số lượng cổ phiếu đang lưu hành là 1 triệu cổ phiếu
Ta sẽ có lợi nhuận = doanh thu – chi phí = 5 tỷ đồng
Giả sử thuế phải đống là 10%
Khi đó lợi nhuận sau thuế = 5 tỷ trừ cho 10% = 4 tỷ 500 triệu
- Cuối cùng EPS sẽ là 4,500,000,000 / 1,000,000 = 4,500
Tầm quan trọng của chỉ số EPS
Cả doanh nghiệp và nhà đầu tư đều sử dụng chỉ số EPS để đánh giá sức khỏe tài chính của công ty.
Về mặt lý thuyết, EPS cho các nhà đầu tư biết được lợi nhuận của một công ty mà cổ đông được hưởng đối với mỗi cổ phiếu mà họ sở hữu.
Điều này rất quan trọng vì lợi nhuận là thứ mà các nhà đầu tư quan tâm khi định giá cổ phiếu.
Thông thường, cổ phiếu của công ty có EPS cao hơn sẽ có giá cao hơn so với những công ty có EPS thấp hơn nó.
Tuy nhiên trên thực tế, giá cổ phiếu hay chỉ một con số EPS sẽ không nói lên được nhiều điều. Thay vào đó các nhà đầu tư sẽ tập trung theo dõi xu hướng EPS của một công ty từ quý này sang quý khác, từ năm này qua năm khác.
Xu hướng EPS | Ý nghĩa | Ảnh hưởng đến giá cổ phiếu |
EPS tăng | Lợi nhuận công ty đang tăng | Giá cổ phiếu sẽ tăng |
EPS giảm | Lợi nhuận công ty giảm | Giá cổ phiếu giảm |
EPS gập ghềnh (lên xuống không ổn định) | Lợi nhuận không chắc chắn | Giá cổ phiếu cũng gập ghềnh theo |
EPS đều đặn, ổn định | Lợi nhuận ổn định | Giá cổ phiếu ổn định, tăng trong dài hạn |
EPS tăng nhanh hơn so với các công ty cùng ngành | Công ty có thể đang giành được thị phần | Giá cổ phiếu sẽ tăng nhanh hơn giá cổ phiếu của các công ty cùng ngành |
Cũng phải nói rằng, xu hướng EPS và giá cổ phiếu là tỷ lệ thuận như vậy. Nhưng thực tế, giá cổ phiếu có thể còn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nữa.
Ví dụ, một công ty có thể không thu được lợi nhuận và có có EPS âm liên tục. Tuy nhiên, giá cổ phiếu của nó vẫn có thể tăng giá mạnh nếu các nhà đầu tư tin rằng một ngày nào đó công ty sẽ thu được lợi nhuận rất cao.
Ảnh hưởng của EPS đến giá cổ phiếu
Mỗi khi một công ty lớn công bố EPS quý trước của họ, nó có thể là một tin tức – sự kiện trực tiếp tác động đến thị trường chứng khoán:
Ví dụ:
Khi các chuyên gia phân tích dự đoán EPS của công ty ABC quý vừa rồi là 5,000 đồng.
Sau đó, công ty ABC kiểm toán xong và công bố EPS quý rồi là 7,000 đồng.
Nghĩa là EPS cao hơn kỳ vọng, khi đó giá cổ phiếu trên thị trường sẽ tăng lên nhanh chóng.
Việc này sẽ dẫn đến giá cổ phiếu của các công ty kinh doanh cùng ngành nghề với công ty ABC cũng tăng theo.
Cuối cùng là toàn bộ thị trường chứng khoán có thể tăng điểm đáng kể.
Ngược lại, khi EPS của một công ty thấp hơn mức mà các nhà phân tích mong đợi, thì cổ phiếu của công ty đó thường giảm kéo theo các công ty cùng ngành giảm theo.
Và nếu nhiều công ty báo cáo EPS thấp hơn mong đợi, toàn bộ thị trường có thể sẽ giảm mạnh.
Tổng kết lại
EPS (Thu nhập trên mỗi cổ phiếu) là một số liệu tài chính được các doanh nghiệp và nhà đầu tư sử dụng để phân tích khả năng tạo ra lợi nhuận cho cổ đông của một công ty.
EPS được tính bằng cách chia lợi nhuận sau thuế định kỳ của một công ty cho số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành.
Vì kết quả kinh doanh cũng như EPS của một công ty có thể thay đổi rất nhiều từ quý này sang quý khác, từ năm này sang năm khác. Điều quan trọng là theo dõi xu hướng EPS theo thời gian thay vì tập trung vào bất kỳ con số EPS tại 1 thời điểm cụ thể nào.
EPS là một chỉ số hữu ích nhưng không phải là một số liệu toàn diện. Mặc dù cổ phiếu có EPS cao thường giao dịch với giá cao hơn so với cổ phiếu có EPS thấp, tuy nhiên giá cả cổ phiếu trên thị trường sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố phân tích kỹ thuật, tâm lý, chính trị, sự kiện,…
Bạn nghĩ sao về chỉ số EPS, bạn có tham khảo EPS khi phân tích báo cáo tài chính và lựa chọn cổ phiếu? Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn bằng cách để lại một bình luận ngay bên dưới bài viết này nhé!
Đăng Ký Email Của Bạn Để Nhận Tin Tức Và Những Ưu Đãi Đặc Biệt
Cám ơn bạn! Bạn đã đăng ký thành công!
EPS cao hay thấp thì tốt?
Thông thường, doanh nghiệp có chỉ số EPS cao hơn sẽ được cho là tốt hơn và thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn.
Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt?
Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, 1 doanh nghiệp được đánh giá là làm ăn tốt khi doanh nghiệp đó có chỉ số EPS > 1,500 đồng và duy trì nhiều năm, có xu hướng tăng đều đặn.
EPS có giống cổ tức không?
Không hẳn. EPS là một tỷ lệ đánh giá mức độ lợi nhuận của một công ty trên mỗi cổ phiếu. Mặt khác, cổ tức trên mỗi cổ phiếu tính toán phần chia doanh thu của công ty cho các cổ đông.
EPS ảnh hưởng như thế nào đến giá cổ phiếu?
Thông thường nếu EPS tăng đều đặn, giá cổ phiếu trên sàn cũng có thể tăng một cách đều đặn.
Tại sao EPS lại quan trọng đối với các nhà đầu tư?
EPS giúp các nhà đầu tư hiểu rằng, việc đầu tư vào một công ty cụ thể có sinh lời hay không. Mức tăng trưởng EPS nhất quán có thể cho thấy khả năng sinh lời của công ty cũng như khả năng trả cổ tức cao hơn theo thời gian.