Những “ngày, tháng, năm” gần đây chúng ta thường nghe đến nhiều hơn về cụm từ “kinh tế suy thoái” trên các trang mạng, báo đài, thời sự,…
Vậy “kinh tế suy thoái là gì?” Nguyên nhân của nó từ đâu, và ảnh hưởng của suy thoái như thế nào đối với nền kinh tế nói chung và cá nhân (như bạn) nói riêng?
Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Kinh tế suy thoái là gì?
Kinh tế suy thoái là thời điểm mà nền kinh tế “co lại” thay vì tăng trưởng. Dấu hiệu cụ thể hơn là khi GDP của một nền kinh tế giảm ít nhất 2 quý liên tiếp.
Khi suy thoái diễn ra, các hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận doanh nghiệp đều suy giảm mạnh.
Nguyên nhân dẫn đến kinh tế suy thoái là gì?
Nguyên nhân gây ra suy thoái rất phức tạp, ngay cả các chuyên gia kinh tế cũng không thể tìm ra và đồng nhất nguyên nhân chính xác của suy thoái.
Dưới đây là một số nguyên nhân mà ít nhất ta có thể “đỗ lỗi” cho chúng:
- Lạm phát: Tỷ lệ lạm phát cao khiến cho nền kinh tế khó vận hành “trơn tru” và thường dẫn đến suy thoái kinh tế
- Tăng lãi suất: Lãi suất cao thường là nguyên nhân kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế
- Bùng nổ bong bóng: Nếu một loại tài sản đầu tư cụ thể tăng giá – vượt quá giá trị thực sự của nó – thì đó được gọi là bong bóng. Khi bong bóng vỡ – giá của khoản đầu tư giảm mạnh và có thể kéo các thị trường khác cũng như nền kinh tế đi xuống theo nó
- Giá nhiên liệu: Một số cuộc suy thoái trong lịch sử được chứng minh có liên quan đến giá dầu đột ngột tăng vọt. Đó là lý do vì sao bạn thấy các nước đều có kho dự trữ dầu chiến lược quốc gia
- Các sự kiện “shock” chẳng hạn như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh: Minh chứng rõ ràng nhất là kinh tế toàn cầu rơi vào cảnh suy thoái trong năm 2020, 2021 do đại dịch Covid 19
Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế
Suy thoái là một vòng xoáy đi xuống của nền kinh tế, đôi khi ảnh hưởng của nó khá nhẹ và sớm phục hồi với sự trợ giúp của Chính phủ, đôi khi nó có thể kéo dài và gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
Dưới đây là những gì bạn thường thấy và phải đối mặt khi kinh tế suy thoái diễn ra:
- Niềm tin giảm: Mọi người và doanh nghiệp bắt đầu lo lắng về nền kinh tế. Lo lắng khiến họ chi tiêu và đầu tư ít hơn
- Lợi nhuận giảm: Khi mọi người và công ty chi tiêu ít hơn, lợi nhuận của công ty sẽ giảm hoặc chuyển sang lỗ
- Tỷ lệ thất nghiệp tăng: Khi lợi nhuận giảm, các công ty sẽ tìm cách cắt giảm chi phí và việc cắt giảm nhân sự là một trong những lựa chọn được đưa ra
- Chứng khoán giảm: Nếu các công ty kiếm được ít tiền hơn, thì cổ phiếu của họ sẽ có giá trị thấp hơn. Cổ phiếu giảm giá sẽ làm cho vấn đề thêm phức tạp — mọi người và công ty cảm thấy họ có ít tiền hơn (vì các khoản đầu tư của họ có giá trị thấp hơn), nghĩa là họ lại càng chi tiêu ít hơn
- Tín dụng giảm: (Các Ngân hàng cho vay ít tiền hơn) — Ngân hàng bắt đầu lo lắng rằng các khoản cho vay của họ sẽ không được hoàn trả. Khi tín dụng giảm lại kéo theo nhiều vấn đề khác xuất hiện, khả năng làm cho suy thoái càng trở nên trầm trọng
Kinh tế suy thoái kết thúc như thế nào?
Các cuộc suy thoái thường kết thúc với sự trợ giúp từ các chính sách của Chính phủ nhằm khôi phục niềm tin của mọi người vào nền kinh tế.
Ví dụ, khi Chính phủ hạ lãi suất và thực hiện bom các gói hỗ trợ, các gói kích cầu, nó có thể giúp người dân và doanh nghiệp bắt đầu chi tiêu nhiều hơn, Ngân hàng cũng bắt đầu nới lỏng tín dụng và cho vay tiền trở lại. Điều đó có thể khởi động một chu kỳ tích cực, tạo tiền đề cho kinh tế tăng trưởng.
Trong một số trường hợp, các gói hỗ trợ của Chính phủ chỉ mang tính tạm thời và “xoa dịu” sự suy thoái. Ví dụ như trong đại dịch covid 19, hầu hết các nhà kinh tế đều dự đoán số phận của nền kinh tế thế giới sẽ gắn liền với một loại vắc-xin hoặc các phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
Phân biệt suy thoái kinh tế vs khủng hoảng kinh tế
Suy thoái và khủng hoảng đều là thời điểm kinh tế suy giảm, nhưng chúng khác nhau về mức độ nghiêm trọng và khoảng thời gian nó diễn ra.
- Suy thoái kinh tế: Một cuộc suy thoái kéo dài vài tháng hoặc có thể lâu nhất là một vài năm. Thông thường, chỉ một số lĩnh vực, ngành nghề và người dân chịu ảnh hưởng. Nó gây tiêu cực nhưng không thật sự “thảm khóc” với hầu hết mọi người
- Khủng hoảng kinh tế: Bắt đầu như một cuộc suy thoái nhưng kéo dài hơn và tồi tệ hơn. Nó ảnh hưởng đến hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế và cuộc sống hàng ngày của mọi người. Nó có thể là một thảm họa kinh tế đối với mọi người mọi nhà và cả một đất nước
“Kinh tế suy thoái là khi bạn “thắt lưng buộc bụng”, kinh tế khủng hoảng là khi bạn không còn “thắt lưng” để buộc bụng”
Lời kết
Kinh tế suy thoái là một giai đoạn mà kinh tế suy giảm, nó thường đo đạt bằng GDP.
Trong thời kỳ suy thoái, mọi người thường tiêu ít tiền hơn, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, chứng khoán giảm và các Ngân hàng ngừng cho vay.
Các đợt suy thoái kinh tế có thể do bong bóng, lạm phát, chính sách của Chính phủ và các sự kiện khác như đại dịch, chiến tranh,…
Kinh tế suy thoái tiếng Anh là gì?
P/s: Cuối mỗi bài viết, TnD Blog sẽ chia sẻ thêm những từ ngữ chuyên ngành liên quan tới bài viết bằng tiếng Anh, nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn và quốc tế hóa kiến thức tài chính của bạn. (Hiện nay, thị trường tài chính của Việt Nam vẫn còn khá non trẻ nên phần lớn phải học hỏi từ nước ngoài, mượn dùng rất nhiều thuật ngữ bằng tiếng Anh. Một số thuật ngữ nếu dịch sang tiếng Việt thì rất dễ lệch lạc ý nghĩa của nó)
Kinh tế suy thoái tiếng Anh là: Recession
Bạn nghĩ sao về kinh tế suy thoái? Và cách bạn vượt qua thời kỳ suy thoái do covid 19 như thế nào? Hãy để lại chia sẻ của bạn bằng cách bình luận ngay bên dưới bài viết này nhé!
Nếu bạn thấy bài viết này hay và có ích, hãy giúp chúng tôi chia sẻ nó! Và đừng quên truy cập TnD Blog thường xuyên để tham khảo thêm nhiều bài viết hữu ích trong lĩnh vực tài chính, kinh tế và đầu tư,…
Đăng Ký Email Của Bạn Để Nhận Tin Tức Và Những Ưu Đãi Đặc Biệt
Cám ơn bạn! Bạn đã đăng ký thành công!