Lạm phát là gì? Lạm phát có tốt không? Lạm phát ảnh hưởng gì đến các nhà đầu tư?,… Là những câu hỏi mà TnD Blog thường xuyên nhận được từ các đọc giả – những người đang học tập và nghiên cứu về kinh tế, tài chính và đầu tư (như bạn)
Trong bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn kiến thức, khái niệm, ý nghĩa cũng như các ảnh hưởng của lạm phát đối với nền kinh tế nói chung và đến bạn (các cá nhân, nhà đầu tư) nói riêng…
1, Lạm phát là gì và ví dụ?
Lạm phát được hiểu là khi giá cả của mọi thứ hàng hóa dịch vụ tăng lên theo thời gian.
Ví dụ: Vào năm 2005 bạn có thể ăn một tô phở chỉ với giá khoảng 2,000 – 3,000 VNĐ. Ngày nay, giá trung bình một tô phở là khoảng 20,000 – 30,000 VNĐ.
Bạn cũng có thể hiểu lạm phát nghĩa là tiền của bạn mất giá trị theo thời gian.
Có thể bạn sẽ cảm thấy không thích thú khi mọi thứ dần trở nên đắt đỏ hơn. Nhưng nếu lạm phát ở mức thấp và ổn định theo thời gian thì đó là dấu hiệu của một nền kinh tế ổn định và phát triển.
2, Nguyên nhân lạm phát?
Lạm phát ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố kinh tế khác nhau, sau đây là một vài yếu tố chính:
- Kinh tế tăng trưởng: Kinh tế tăng trưởng thường đi kèm lạm phát. Ví dụ: Nếu lợi nhuận của một công ty đi lên, đồng nghĩa với việc các nhân viên, cổ đông của công ty sẽ có nhiều tiền hơn, và có thể họ sẽ chi tiêu nhiều hơn. Họ càng chi tiêu nhiều, thì giá hàng hóa và dịch vụ sẽ có xu hướng tăng, dẫn đến lạm phát xuất hiện
- Giá nhiên liệu và năng lượng: Nền kinh tế phụ thuộc vào nguồn tài nguyên nhiên liệu và năng lượng. Khi chi phí nhiên liệu tăng lên, kéo theo chi phí sản xuất, vận chuyển hàng hóa và các dịch vụ khác cũng tăng lên, kết quả là tiền của bạn mua được ít hơn trước (lạm phát xuất hiện)
- Chính sách của Chính phủ: Nếu Chính phủ giảm thuế, giảm lãi suất hoặc in thêm tiền thì lạm phát cũng sẽ tăng
3, Ảnh hưởng của lạm phát
Ảnh hưởng tích cực: Lạm phát sẽ kéo theo sức mua tăng và tác động tích cực lên nền kinh tế. Ngoài ra lạm phát giúp cho người lao động tăng thêm thu nhập. Các khoản đầu tư của bạn như bất động sản có thể sẽ tăng giá.
Ảnh hưởng tiêu cực: Tiền của bản sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn trước. Nếu bạn gửi tiết kiệm hay tích trự tiền mặt, chúng sẽ mất giá trị.
Tài nguyên hữu ích cho bạn:
4, Lạm phát có tốt không?
Câu trả lời là có và không. Như đã nói ở trên thì lạm phát sẽ ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế cũng như đến các cá nhân.
Quay trở lại những năm 2005, giá của một tô phở khoảng 3,000 VNĐ, câu hỏi đặt ra là tại thời điểm đó thu nhập bình quân của mỗi người là bao nhiêu?
Lạm phát nhỏ sẽ là “chất bơi trơn” cho sự phát triển của một nền kinh tế. Lạm phát một chút sẽ tốt hơn so với giảm phát (khi giá cả giảm) bởi vì giảm phát có thể kéo một nền kinh tế vào tình trạng suy thoái toàn diện.
Nhưng nếu lạm phát quá cao sẽ phá hủy cả một nên kinh tế, nó gây suy thoái kinh tế, tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm thu nhập (dù thật tế bạn nhận được nhiều tiền lương hơn),… Ví dụ rõ ràng về tác động của lạm phát được tìm thấy ở Venezuela, các chuyên gia dự báo rằng lạm phát trong năm 2018 tại quốc gia Nam Mỹ này đạt 1 triệu phần trăm. Người dân phải vác cả bao tiền đi chợ để mua một bó rau một miếng thịt.
Lạm phát khoảng 2% mỗi năm là một con số lý tưởng cho một nền kinh tế. Chính phủ thường đặt ra chính sách và mục tiêu như hạn chế in thêm tiền, nâng lãi suất tiền gửi, vay viện trở nước ngoài,… nhằm kiểm soát lạm phát ở mức thấp và phát triển kinh tế.
5, Cách tính lạm phát
Thông thường lạm phát sẽ được tính toán và theo dõi bởi Chính phủ và báo cáo rộng rãi ra công chúng. Nhưng nếu bạn muốn tìm hiểu cách tính tỷ lệ lạm phát như thế nào, dưới đây là 2 bước đơn giản bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Các nhà kinh tế tập hợp một giỏ hàng hóa và dịch vụ giả định, đại diện cho những gì một gia đình mua trong một thời kỳ nhất định.
Bước 2: Đo lường sự thay đổi về giá của giỏ hàng hóa và dịch vụ này theo thời gian.
Lưu ý: Khi tính lạm phát, các nhà kinh tế sẽ bù trừ trường hợp sự tăng giá của hàng hóa và dịch vụ do hàng hóa và dịch vụ này đã được nâng cấp về chất lượng. Ví dụ bạn mua một chiếc iPhone 13 (giá của iPhone 13 cao hơn iPhone 11, 12 có thể là do iPhone 13 được nâng cấp rất nhiều về công nghệ và chất lượng chứ không phải do lạm phát)
6, Cách Kiểm soát lạm phát
Các chính phủ thường sử dụng các chính sách kinh tế để kiểm soát lạm phát, chẳng hạn như:
- Tăng lãi suất: Khi lãi suất tăng, chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp giảm xuống, dẫn đến giảm lạm phát
- Cắt giảm chi tiêu: Khi chính phủ cắt giảm chi tiêu, tiền trong lưu thông giảm xuống, dẫn đến giảm lạm phát
- Giảm thuế: Khi thuế giảm, người tiêu dùng và doanh nghiệp có thêm tiền để chi tiêu, dẫn đến tăng lạm phát
7, Tình hình lạm phát ở Việt Nam những năm gần đây
Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát ở Việt Nam thường tăng 3,38% so với cùng kỳ năm trước.
Các nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát ở Việt Nam trong thời gian gần đây bao gồm:
- Tăng giá dầu thô và khí đốt: Giá dầu thô và khí đốt tăng cao đã làm tăng chi phí vận chuyển và sản xuất, dẫn đến tăng giá hàng hóa và dịch vụ
- Tăng giá lương: Chính phủ đã tăng lương tối thiểu vùng, dẫn đến tăng chi phí lao động, cũng là một yếu tố gây lạm phát
- Tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng: Tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng do đại dịch COVID-19 đã làm tăng giá hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu
Lời kết
Lạm phát là sự gia tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ theo thời gian.
Đối với các cá nhân (như bạn) lạm phát có thể ảnh hưởng đến tiền lương, chi phí mua hàng hóa, dịch vụ và lợi nhuận đầu tư.
Mặc dù có vẻ xấu khi mọi thứ tăng giá, nhưng tốc độ lạm phát chậm và ổn định thường được coi là tốt cho nền kinh tế.
Một nền kinh tế đang phát triển, giá năng lượng tăng và những thay đổi trong chính sách của Chính phủ đều có thể dẫn đến lạm phát.
- Đọc thêm: Tổng quan về thị trường chứng khoán
Bonus: Lạm phát tiếng Anh là gì?
P/s: Cuối mỗi bài viết, TnD Blog sẽ chia sẻ thêm những từ ngữ chuyên ngành liên quan tới bài viết bằng tiếng Anh, nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn và quốc tế hóa kiến thức tài chính của bạn. (Hiện nay, thị trường tài chính của Việt Nam vẫn còn khá non trẻ nên phần lớn phải học hỏi từ nước ngoài, mượn dùng rất nhiều thuật ngữ bằng tiếng Anh. Một số thuật ngữ nếu dịch sang tiếng Việt thì rất dễ lệch lạc ý nghĩa của nó)
Lạm phát tiếng Anh là: Inflation
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được lạm phát là gì và nó có thật sự xấu như bạn “tưởng tượng” trước đó? Nếu bạn có thêm câu hỏi, góp ý nào liên quan đến lạm phát hay các chủ đề kinh tế, tài chính và đầu tư khác thì đừng ngần ngại để lại một bình luận ngay bên dưới bài viết này nhé!
Và đừng quên đăng ký danh sách email để nhận thông báo sớm nhất các bài viết mới từ chúng tôi.
Đăng Ký Email Của Bạn Để Nhận Tin Tức Và Những Ưu Đãi Đặc Biệt
Cám ơn bạn! Bạn đã đăng ký thành công!
Lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến người tiêu dùng?
Lạm phát làm mất giá trị tiền tệ, làm giảm khả năng mua sắm của người tiêu dùng.
Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi lạm phát?
Người có kiến thức tài chính luôn biết cách bảo vệ mình khỏi lạm phát bằng một số cách như: Tăng thu nhập, tiết kiệm tiền từ trước đó, đầu tư, điều chỉnh chi tiêu,…
Lạm phát có phải là điều xấu không?
Không phải lúc nào lạm phát cũng là điều xấu. Lạm phát ở mức thấp có thể là dấu hiệu của một nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, lạm phát cao có thể gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
Lạm phát có thể được ngăn chặn hoàn toàn không?
Không thể ngăn chặn hoàn toàn lạm phát. Tuy nhiên, các chính phủ có thể sử dụng các chính sách kinh tế để kiểm soát lạm phát.
Ai hưởng lợi từ lạm phát?
Một số cá nhân và tổ chức có thể gặp lợi thế khi lạm phát xảy ra. Ví du như người vay với lãi suất cố định, hhững người sở hữu tài sản cố định như bất động sản, cổ phiếu, và những doanh nghiệp có thể chuyển chi phí tăng lên cho người tiêu dùng,…