Trong bài viết này, TnD Blog muốn chia sẻ đến bạn 4 mô hình phục hồi kinh tế phổ biến nhất.
Như chúng ta đã biết, tình hình kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đang rơi vào trạng thái suy thoái, bởi do các yếu tố dịch bệnh Covid 19, xung đột chính trị, chiến sự giữa Nga vs Ukraine,….
Các yếu tố trên làm cho tình kinh kinh tế ngày càng thêm bất ổn, nhiên liệu tăng giá, lạm phát tăng cao,…
Các Chính phủ, tổ chức, người dân và doanh nghiệp đang làm việc cực lực để phục hồi nền kinh tế. Việc kinh tế phục hồi như thế nào sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng đối với một đất nước cũng như các nhà đầu tư tài chính.
Dù là một người dân hay một nhà đầu tư, bạn cũng nên nắm rõ các mô hình phục hồi kinh tế và ý nghĩa của nó, từ đó đưa ra các quyết định tài chính, chi tiêu và đầu tư hợp lý.
Cùng bắt đầu nhé!
4 Mô hình phục hồi kinh tế sau suy thoái
Trước hết, kinh tế suy thoái là khi tình trạng kinh tế đi xuống trong ít nhất vài tháng và lan rộng khắp nền kinh tế. Thông thường, một số người bị mất việc làm, trong khi những người khác bị cắt giảm giờ làm hoặc giảm lương.
Mọi người trở nên lo lắng về nền kinh tế và bắt đầu cắt giảm chi tiêu. Lợi nhuận công ty giảm, cổ phiếu giảm và sản lượng kinh tế tổng thể của quốc gia — được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) — cũng giảm theo.
Nguyên nhân gây ra kinh tế suy thoái:
- Lạm phát: Tỷ lệ lạm phát cao khiến cho nền kinh tế khó vận hành “trơn tru” và thường dẫn đến suy thoái kinh tế
- Tăng lãi suất: Lãi suất cao thường là nguyên nhân kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế
- Bùng nổ bong bóng: Nếu một loại tài sản đầu tư cụ thể tăng giá – vượt quá giá trị thực sự của nó – thì đó được gọi là bong bóng. Khi bong bóng vỡ – giá của khoản đầu tư giảm mạnh và có thể kéo các thị trường khác cũng như nền kinh tế đi xuống theo nó. Ví dụ như bong bóng chứng khoán, bong bóng bất động sản,…
- Giá nhiên liệu: Một số cuộc suy thoái trong lịch sử được chứng minh có liên quan đến giá dầu đột ngột tăng vọt. Đó là lý do vì sao bạn thấy các nước đều có kho dự trữ dầu chiến lược quốc gia
- Các sự kiện “shock” chẳng hạn như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh: Minh chứng rõ ràng nhất là kinh tế toàn cầu rơi vào cảnh suy thoái trong năm 2020, 2021, 2022 và vẫn đang tiếp diễn do đại dịch Covid 19
Mặc dù suy thoái có thể gây ra thiệt hại tài chính nghiêm trọng, nhưng chúng không kéo dài mãi mãi. Lịch sử đã chứng minh các cuộc suy thoái cuối cùng luôn kết thúc!
Kinh tế có thể phục hồi theo nhiều mô hình khác nhau tùy thuộc vào mức độ và thời gian phục hồi của nó.
Các chuyên gia chia suy thoái – phục hồi ra làm 4 mô hình, cụ thể như sau:
Mô hình phục hồi | Ý nghĩa |
Chữ V | Nền kinh tế giảm mạnh sau đó phục hồi nhanh chóng |
Chữ U | Suy thoái kéo dài và phục hồi chậm |
Chữ W | Nền kinh tế phục hồi nhanh chóng nhưng rồi lại rơi vào suy thoái ngay sau đó |
Chữ L | Suy thoái diễn ra trong một thời gian dài và không có dấu hiệu phục hồi |
Nếu như suy thoái diễn ra, thì hình chữ V là tốt nhất bạn có thể hy vọng. Sau một thời gian suy thoái tương đối ngắn, nền kinh tế phục hồi nhanh chóng và cuộc sống trở lại bình thường.
Trường hợp xấu nhất là suy thoái hình chữ L, tượng trưng cho sự suy giảm nghiêm trong một thời gian dài. Thông thường, các cuộc suy thoái hình chữ L chứng kiến sự khủng hoảng của nền kinh tế khi lạm phát tăng cao, giá cả leo thang và tỷ lệ thất nghiệp cao kéo dài.
Dấu hiệu nhận biết kinh tế đang phục hồi
Tiến trình phục hồi phụ thuộc vào một số yếu tố. Một số dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang bắt đầu phục hồi bao gồm:
- GDP tăng trưởng như trước khi suy thoái
- Tỷ lệ thất nghiệp giảm
- Lợi nhuận doanh nghiệp tăng trở lại
- Thị trường chứng khoán, bất động sản tăng trưởng trở lại
Tổng kết lại
Hầu như tất cả các cuộc suy thoái trong nước hoặc nước ngoài cuối cùng luôn kết thúc. Mất bao lâu để chúng kết thúc và nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng trở lại quyết định hình dạng phục hồi của chúng.
Có 4 dạng phục hồi kinh tế phổ biến gồm: V, U, W và L.
Tốt nhất là quỹ đạo hình chữ V. Nó thể hiện sự suy giảm kinh tế mạnh sau đó là sự phục hồi nhanh chóng về tốc độ tăng trưởng trước đó.
Với sự phục hồi hình chữ U, suy thoái kéo dài hơn, nhưng cuối cùng tăng trưởng trở lại bình thường.
Trong kịch bản W, nền kinh tế suy giảm nhanh chóng, phục hồi nhanh chóng và sau đó đạt đến mức suy giảm mạnh thứ hai. Những đợt suy thoái liên tiếp có thể gây ra một hậu quả khó khăn cho Chính phủ và người dân.
Việc phục hồi hình chữ L là tồi tệ nhất, nó đại diện cho sự suy thoái – khủng hoảng kinh tế trong thời gian dài và không dự đoán được thời gian phục hồi.
Các xu hướng về GDP, tỷ lệ thất nghiệp và lợi nhuận doanh nghiệp, thị trường chứng khoán là những dấu hiệu quan trọng quyết định mô hình phục hồi kinh tế sau suy thoái.
Ok, thật sự mà nói, Chính phủ và Ngân hàng Trung Ương các nước đã có sự chuẩn bị tốt hơn cho suy thoái so với những cuộc khủng hoảng trong quá khứ.
Câu hỏi đặt ra bây giờ là: Khi nào thì cuộc suy thoái Coronavirus 19, và chiến sự giữa Nga vs Ukraine, xung đột các nước Trung Đông, Đài Loan vs Trung Quốc, chiến tranh thương mại Mỹ vs Trung sẽ kết thúc? Và tình hình khinh tế Việt Nam cũng như toàn cầu sẽ phục hồi như thế nào?
Hãy để lại chia sẻ và nhận định của bạn bằng cách bình luận ngay bên dưới bài viết này bạn nhé!
Đăng Ký Email Của Bạn Để Nhận Tin Tức Và Những Ưu Đãi Đặc Biệt
Cám ơn bạn! Bạn đã đăng ký thành công!