“Trong tháp nhu cầu của Maslow đã chỉ ra 5 mức độ nhu cầu tâm sinh lý của con người bao gồm:
- Tầng thứ nhất: Các nhu cầu căn bản nhất thuộc về “thể lý” (physiological) – thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi
- Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) – cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo
- Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) – muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.
- Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) – cần có cảm giác được tôn trọng, kính mến, được tin tưởng
- Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân cường độ cao (self – actualization) – muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt”
Phía trên là 5 mức độ tâm sinh lý của con người, còn ở góc độ tài chính con người cũng có nhu cầu với các mức độ khác nhau.
Vậy nhu cầu tài chính là gì? Các mức độ tài chính cá nhân sẽ trông như thế nào? Mời bạn đọc tiếp để tìm hiểu ngay về 6 mức độ nhu cầu tài chính cá nhân nhé!
Nhu cầu tài chính là gì?
Nhu cầu tài chính cá nhân là một thuật ngữ bao gồm việc quản lý tiền bạc cũng như tiết kiệm và đầu tư. Nó bao gồm lập việc ngân sách, Ngân hàng, bảo hiểm, thế chấp, đầu tư, lập kế hoạch hưu trí, thuế, kế hoạch chuyển giao thừa kế tài sản,…
Phân tích 6 mức độ nhu cầu tài chình cá nhân
Theo các chuyên gia tài chính, mỗi cá nhân sẽ có 6 nhu cầu tài chính cơ bản được chia theo các cấp độ khác nhau, cụ thể gồm có:
Nhu cầu tài chính | Ý nghĩa | Sản phẩm tài chính phù hợp |
1. Thu nhập và chi tiêu | Đây là nhu cầu cơ bản nhất: – Cá nhân sẽ có nhu cầu cân bằng thu nhập và chi tiêu, – Kiềm đủ tiền để chi trả cho các khoản phí sinh hoạt – Cá nhân lập ngân sách chi tiêu và tiết kiệm sao cho hợp lý – Đảm bảo số tiền chi tiêu mỗi tháng nhỏ hơn hoặc bằng với thu nhập | – Thẻ ghi nợ – Thẻ tín dụng – Tài khoản thanh toán – Ví điện tử – Và các sản phẩm khác |
2. Bảo hiểm và sức khỏe | Khi các cá nhân đã có thu nhập cao hơn chi tiêu và “có dư” các cá nhân sẽ có nhu cầu an toàn cả về mặt sức khỏe cơ thể lẫn sức khỏe tài chính | – Bảo hiểm nhân thọ – Bảo hiểm y tế – Bảo hiểm xã hội, thất nghiệp (bắt buộc khi di làm thuê) – Bảo hiểm tài sản có giá trị cao như nhà ở, xe hơi |
3. Đầu tư tích lũy | Khi tiếp tục còn dư tiền, các cá nhân sẽ có nhu cầu đầu tư tích lũy nhằm mục đích: – Bảo toàn vốn (bảo vệ tiền mất giá trị do lạm phát) – Tối ưu hóa dòng tiền nhàn rỗi – Gia tăng thu nhập – Tạo thêm nguồn thu nhập thụ động | – Cổ phiếu – Trái phiếu – Chứng chỉ quỹ – Vàng – Bất động sản – Tiền điện tử – Ngoại tệ – Rượu vang, nông sản, … |
4. Kế hoạch nghỉ hưu | Cá nhân lập kế hoạch nghỉ hưu – Nghỉ hưu ở độ tuổi bao nhiêu – Số tiền cần cho việc nghỉ hưu ở độ tuổi đó là bao nhiêu – Khi nghỉ hưu, thu nhập của họ từ những nguồn nào? | Tương tự như đầu tư tích lũy và các khoản tiền tiết kiệm |
5. Kế hoạch chuyển giao – thừa kế tài sản | Một số cá nhân có nhu cầu chuyển giao tài sản hoặc công ty, cửa hàng kinh doanh cho con cái | Dịch vụ tư vấn, cố vấn tài chính |
6. Thuế thu nhập | Nhu cầu tối ưu hóa thuế thu nhập cá nhân và cả doanh nghiệp của họ (giảm thuế – hoàn thuế) – Nhu cầu này có thể xuất hiện ở bất kỳ mức độ nào ở 5 mục trên | – Dịch vụ tư vấn thuế – Kế toán chuyên nghiệp |
Tạm kết
Trên đây là 6 mức độ nhu cầu tài chính cá nhân mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn.
Nhu cầu tài chính của mỗi cá nhân là không giống nhau tùy thuộc vào tuổi tác, thu nhập cũng như mức chịu đựng rủi ro của từng người, tuy nhiên chắc chắn các nhu cầu đều nằm trong 6 mức độ kể trên.
Từ nhu cầu tài chính của các cá nhân, thị trường đã tạo nên các công cụ – sản phẩm tài chính và đầu tư để đáp nhu cầu của khách hàng.
Các công cụ tài chính, tài sản đầu tư phổ biến trên thị trường hiện nay gồm có:
- Tài khoản thanh toán
- Ví điện tử
- Thẻ tín dụng – thẻ ghi nợ
- Gửi tiết kiệm
- Cổ phiếu
- Trái phiếu
- Chứng chỉ quỹ
- Phái sinh
- Vàng
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Ngoại tệ
- Tiền điện tử
- Các loại kim loại khác, nông sản, rượu vang,…
Để đáp ứng nhu cầu tài chính bạn phải tận dụng tối đa thu nhập và các khoản tiết kiệm – đầu tư của bạn và quan trọng là phải hiểu biết về tài chính, để bạn có thể quyết định sáng suốt.
Bạn có thể “nạp” thêm kiến thức tài chính – đầu tư ngay tại Blog của chúng tôi với các bài viết từ cơ bản tới chuyên sâu và hoàn toàn miễn phí. Xem ngay tại đây nhé!
Nhu cầu tài chính của bạn đang thuộc mức độ nào? Kế hoạch đạt nhu cầu tài chính của bạn ra sao? TnD Blog rất muốn lắng nghe chia sẻ của bạn bằng cách để lại 1 bình luận ngay bên dưới bài viết này nhé!
Đăng Ký Email Của Bạn Để Nhận Tin Tức Và Những Ưu Đãi Đặc Biệt
Cám ơn bạn! Bạn đã đăng ký thành công!
Câu hỏi thường gặp:
Tại sao việc xác định nhu cầu tài chính là quan trọng?
Xác định nhu cầu tài chính sẽ giúp bạn lập kế hoạch chi tiêu hợp lý, kế hoạch đầu tư sinh lời cũng như tránh lãng phí tiền bạc.
Làm sao để xác định nhu cầu tài chính của tôi?
Ghi chép lại tất cả các khoản chi tiêu của bạn trong một tháng, sử dụng các công cụ hỗ trợ, tham khảo ý kiến của các chuyên gia tài chính.
Nhu cầu tài chính ở mỗi lứa tuổi có gì khác nhau không?
Có, nhu cầu tài chính của trẻ em, người trưởng thành và người già sẽ không giống nhau. Ví dụ, trẻ em phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ do đó cha mẹ cần có nhu cầu tài chính cao hơn.
Có nên điều chỉnh nhu cầu tài chính theo thời gian?
Có, vì theo thời gian, bạn sẽ có những thay đổi trong cuộc sống và tình hình tài chính, cho nên nhu cầu tài chính cũng sẽ thay đổi.