Thẻ ATM là một công cụ tài chính thiết yếu nếu không muốn nói là ‘bắt buộc” đối với mọi cá nhân.
Thẻ ATM được sử dụng thường xuyên trong trong cuộc sống hàng ngày như rút tiền mặt, thực hiện thanh toán (quẹt thẻ), truy vấn số dư, chuyển nhận tiền,…
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về thẻ ATM thì đây chính là bài viết dành cho bạn. Bài viết 2276 từ này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức chi tiết và đầy đủ nhất về loại công cụ quản lý tài chính an toàn và tiện lợi này.
Cùng bắt đầu nhé!
Thẻ ATM là gì?
Thẻ ATM (Automated Teller Machine) là một công cụ thanh toán điện tử được sử dụng để thực hiện các giao dịch gân hàng tự động tại máy ATM.
Có nhiều cách định nghĩa và hiểu về thẻ ATM. Bạn có thể hiểu nôm na rằng: “Thẻ ATM là một công cụ tài chính do Ngân hàng phát hành dưới dạng thẻ, thông qua thẻ ATM bạn có thể: Rút tiền, chuyển tiền tại các trạm ATM, vấn tin tài khoản (kiểm tra số dư), thanh toán hóa đơn không dùng tiền mặt (quẹt thẻ),…”
Các loại thẻ ATM phổ biến
Thẻ ATM là khái niệm chung cho nhiều loại thẻ, bao gồm 3 loại chính sau đây:
- Thẻ ghi nợ: Tiếng anh gọi là Debit Card: Là loại thẻ phổ biến nhất mà hầu hết chúng ta đều đã và đang sở hữu. Thẻ ghi nợ nghĩa là bạn phải có tiền trong tài khoản thẻ, thì mới sử dụng được. Tính năng chủ yếu của thẻ ghi nợ bao gồm: Chuyển tiền, rút tiền mặt, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại, vấn tin tài khoản, liên kết với các ví điện tử như Momo, Zalopay, Viettelpay,…
- Thẻ tín dụng: Tiếng anh gọi là Credit Card: Là loại thẻ tiêu sài trước trả tiền sau. Tín dụng nghĩa là “tin dùng” tức là Ngân hàng tin tưởng bạn và tạm ứng một số tiền nhất định hàng tháng cho bạn chi tiêu, bạn sẽ phải trả lại số tiền đã dùng cho Ngân hàng trong vòng 30 – 45 ngày. Các tính năng của thẻ tín dụng cũng gần như tương tự với thẻ ghi nợ
- Thẻ trả trước: Tiếng anh gọi là Prepaid card: Tính năng và công dụng cũng tương tự như 2 loại thẻ trên. Điểm khác biệt của thẻ trả trước là bạn “nạp” vào bao nhiêu thì tiêu sài bấy nhiêu. Bạn không cần mở tài khoản Ngân hàng khi dùng thẻ này. Bạn có thể nạp một số tiền vào thẻ trả trước để tặng cho người thân cũng như tự thưởng cho chính mình một buổi shopping mà không lo tiêu sài quá mức
>> Lý do bạn nên đầu tư ngay hôm nay
Một số đặc điểm và thông tin trên thẻ ATM
- Cấu tạo thẻ: Thẻ ATM được làm bằng nhựa cứng có tích hợp từ hoặc chip. Thẻ được thiết kế với kích thước hình chữ nhật 85.6cm x 53.98cm, đây được coi là kích thước tiêu chuẩn ISO 7810 để phù hợp với đầu đọc thẻ của các máy ATM cũng như POS quẹt thẻ thanh toán
- Thông tin Ngân hàng phát hành: Một số thông tin như tên Ngân hàng, số Hotline, địa chỉ website,…
- Họ và tên chủ thẻ: được in nổi trên mặt thẻ
- Số thẻ: được in trên mặt thẻ. Lưu ý rằng số thẻ sẽ khác với số tài khoản, tuy nhiên việc chuyển nhận tiền có thể chuyển qua số thẻ hoặc qua số tài khoản đều được
- Ngày có phát hành và ngày hết hạn: Được in trên mặt thẻ. Một số thẻ không có ngày hết hạn
- Thông tin về loại thẻ: Thẻ Credit, thẻ Debit – Napas,…
- Mã PIN: Chính là mật khẩu để truy cập thẻ thường có 6 chữ số. Mọi tính năng hay giao dịch của thẻ ATM đều yêu cầu mã PIN. Mã PIN là thông tin quan trọng nhất của thẻ vì thế bạn phải bảo mật nó thật cẩn thận
- Các thông tin khác…
Lợi ích của thẻ ATM
Thẻ ATM được xem như một công cụ quản lý tài chính hiệu quả của mỗi cá nhân, một số lợi ích thẻ ATM mang lại như sau:
- Rút tiền mặt nhanh chóng: Chỉ cần tìm một cây ATM bất kỳ và thực hiện vài thao tác đơn giản là bạn đã có được số tiền bạn cần thay vì phải đến Ngân hàng bóc số thứ tự và chờ đợi
- Hạn chế rủi ro tiền mặt: Việc mang quá nhiều tiền ra đường chắc chắn không phải điều nên làm vì một số rủi ro chủ quan lẫn khách quan. Thẻ ATM sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề trên. Chỉ cần mang theo thẻ ATM và một số tiển “lẻ” là bạn có thẻ yên tâm đi công tác, du lịch hay mua sắm ở bất kỳ đâu (tất nhiên là trong thẻ ATM của bạn phải có tiền nhé 🙂 )
- Các giao dịch khác: ngoài việc rút tiền, thẻ ATM còn được trang bị một số chức năng khác như kiểm tra số dư trong tài khoản, chuyển tiền đến tài tài khoản khác, thanh toán hóa đơn (trả tiền điện, nước, cước điện thoại,…)
- Lãi suất: Tiền trong thẻ ATM của bạn sẽ được Ngân hàng trả lãi suất. Dù lãi suất không cao nhưng vẫn sẽ tốt hơn là để tiền mặt trong kết sắt và két sắt của bạn sẽ không trả cho bạn % lãi suất nào cả
- Liên kết Mobile banking (APP Ngân hàng): Hầu hết tất cả các Ngân hàng đều phát triển ứng dụng Banking cho điện thoại, với một chiếc smartphone bạn có thể tải miễn phí ứng dụng này và liên kết với thẻ ATM của bạn. Ứng dụng giúp bạn quản lý tiền, giao dịch tài chính, truy vấn số dư, mở “sổ” tiết kiệm online,…
- Liên kết ví điện tử khác: Trong thời đại 4.0, các ví điện tử như Momo, ZaloPay, ViettelPay là không thể thiếu đối với mỗi người. Thẻ ATM giúp bạn dễ dàng liên kết với ví và thực hiện chuyển tiền vào ví cũng như rút tiền từ ví ra thẻ và sau đó đến cây ATM để rút tiền mặt khi cần
Những lưu ý khi sử dụng và cách bảo mật thẻ ATM
Bảo quản thẻ không bị trầy xước,biến dạng và không tiếp xúc với nước.
Đối với thẻ Debit có lượng tiền lớn trong tài khoản thì không nên đưa thẻ và mật khẩu cho bất kỳ ai, không nhờ người khác rút tiền hỗ. Chỉ trao thẻ Credit và thẻ trả trước cho người thân bạn tin tưởng.
Đối với ứng dụng Banking hay ví điện tử: Luôn đặt mật khẩu (khó đoán) trên điện thoại và ứng dụng. Không cung cấp mã OTP cho bất kỳ ai. Không nhập bất kỳ thông tin liên quan đến thẻ tại các trang web, ứng dụng lạ.
Khi đi rút tiền tại cây ATM: Dùng tay che bàn phím khi nhập mã PIN, đảm bảo không lộ bất kỳ thông tin nào trên thẻ. Nhận đầy đủ thẻ và tiền trước khi rời đi. Không đi rút tiền ở những cây ATM ít người qua lại vào các khung giờ vắng như giờ trưa hay khuya tối để tránh bị kẻ xấu rình rập.
Các loại chi phí khi sử dụng thẻ ATM
Với các tiện ích và tính ưu việt của thẻ ATM, tất nhiên bạn phải trả một mức phí nào đó cho Ngân hàng khi sử dụng thẻ. Dưới đây là một vài loại chi phí áp dụng cho thẻ ATM (ghi nợ), loại thẻ thông dụng và phổ biến nhất:
- Phí mở thẻ: Hay còn gọi là phí phát hành thẻ: 100,000 – 150,000 cũng có Ngân hàng phát hành miễn phí
- Phí duy trì: Khoảng 50,000 một năm và cũng có Ngân hàng không thu phí
- Phí giao dịch và rút tiền mặt: Từ 2,000 – 10,000 mỗi giao dịch. Tùy vào số tiền giao dịch, giao dịch cùng Ngân hàng hay liên Ngân hàng thì mức phí sẽ có biến động đôi chút. Cũng có một số Ngân hàng miễn khoảng phí này ví dụ như như ứng dụng F@st Mobile của Ngân hàng Techcombank
- Phí yêu cầu cấp lại: mã PIN (do quên), phí phát hành lại thẻ (do mất cắp, thất lạc, hư hỏng,…). Chi phí giao động từ 50,000 – 100,000
- Phí báo biến động số dư qua tin nhắn: khoảng 10,000/tháng. Nếu bạn sử dụng APP Ngân hàng thì bạn có thể đăng ký miễn phí tính năng thông báo biến động số dư ngay tại APP. Chỉ cần có mạng Wifi hoặc 4G thì APP sẽ thông báo số dư trên điện thoại mỗi lần có sự thay đổi
- Các loại chi phí phát sinh khác…
Nhìn chung các loại chi phí khi sử dụng thẻ ATM là không quá đắt, hợp lý và chấp nhận được. Sẽ luôn có những Ngân hàng sẵn sàng cung cấp dịch vụ thẻ ATM miễn phí để thu hút thêm khách hàng
Các chi phí trên chỉ mang tính tương đối. Chi phí sẽ thay đổi tùy thuộc Ngân hàng phát hành và loại thẻ bạn sử dụng
5 kiến thức giúp bạn trở thành chuyên ra ngành bảo hiểm
Thẻ ATM ngân hàng nào tốt nhất?
Thật khó để chọn ra Ngân hàng tốt nhất cho bạn, vì hầu hết các Ngân hàng hiện nay đều có chính sách và chế độ tương đối giống nhau.
Một vài tiêu chí TnD Blog muốn gợi ý cho bạn tham khảo nếu bạn đang quan tâm đến việc “nên làm thẻ ATM ở Ngân hàng nào?”
- Danh tiếng và uy tín của Ngân hàng
- Phí giao dịch, phí duy trì và các loại phí khác…
- Các chính sách ưu đại như miễn phí giao dịch, hoàn tiền,…
- Lãi suất tiền gửi
- Chế độ bảo mật
- Ứng dụng Banking nhanh chóng và thân thiện với người dùng
- Ngân hàng có phòng giao dịch và cây ATM gần nơi bạn sinh sống và làm việc không?
Một số Ngân hàng phổ biến hiện nay: Vietcombank, Techcombank, Sacombank, Agribank, HDbank,VPBank, BIDV,…
P/s: Nếu bạn làm việc tại các công ty, thông thường công ty sẽ đăng ký luôn thẻ ATM cho bạn tại Ngân hàng đối tác của họ, thẻ ATM sẽ là “nơi” nhận lương của bạn.
Cách mở thẻ ATM
Mục cuối cùng chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn trong bài viết hôm nay chính là “cách mở thẻ ATM”
Hiện nay, việc mở thẻ ATM rất đơn giản, bạn chỉ cần đủ điều kiện đăng ký mở thẻ: Trên 18 tuổi, hoặc trên 15 tuổi nhưng có người giám hộ, là công dân Việt Nam, có chứng minh nhân dân, căn cước công dân hay hộ chiếu (passport).
2 cách đơn giản để mở thẻ:
- Offline tại quầy giao dịch: Bạn chỉ cần mang đầy đủ giầy tờ đến phòng giao dịch. Các nhân viên sẽ hướng dẫn bạn đăng ký tài khoản Ngân hàng kết hợp phát hành thẻ ATM. Tùy vào Ngân hàng, thẻ sẽ được phát hành ngay hoặc sau vài ngày làm việc. Bạn có thể chọn gửi thẻ đến nhà riêng hoặc quay lại Ngân hàng để nhận thẻ sau vài hôm
- Đăng ký online: Trên Website của Ngân hàng hoặc ứng dụng Banking trên điện thoại. Bạn chỉ cần đăng ký và xác minh danh tính qua mạng (eKYC). Sau khi đăng ký thành công, thẻ sẽ được giao đến nhà riêng hoặc chi nhánh Ngân hàng gần nơi bạn nhất
Lời kết
Với sự tiện lợi, nhanh chóng và an toàn. Có thể nói thẻ ATM là một công cụ quản lý tài chính quan trọng và thiết yếu, là “vật bất ly thân” của chúng ta khi ra đường.
Việc đăng ký thẻ ATM rất đơn giản và các Ngân hàng cũng có nhiều chính sách ưu đãi để cạnh tranh khách hàng. Vì thế, để sở hữu thẻ ATM là rất dễ và không khó để lựa chọn Ngân phù hợp hàng để đăng ký.
Khi sử dụng thẻ ATM dù là online hay offline bạn cần chú ý bảo mật và bảo quản một cách cẩn thận để tránh những rủi ro và phiền toái không mong muốn.
Bonus
Thẻ ATM tiếng Anh là: ATM card
P/s: Cuối mỗi bài viết, TnD Blog sẽ chia sẻ thêm những từ ngữ chuyên ngành liên quan tới bài viết bằng tiếng Anh, nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn và quốc tế hóa kiến thức tài chính của bạn. (Hiện nay, thị trường tài chính của Việt Nam vẫn còn khá non trẻ nên phần lớn phải học hỏi từ nước ngoài, mượn dùng rất nhiều thuật ngữ bằng tiếng Anh. Một số thuật ngữ nếu dịch sang tiếng Việt thì rất dễ lệch lạc ý nghĩa của nó)
Bạn sở hữu cho mình bao nhiêu thẻ ATM rồi? Bạn có kinh nghiệm hay trải nghiệm thú vị gì khi sử dụng thẻ? Hay bạn có vướng mắc gì về thẻ ATM và các thủ tục liên quan? Hãy để lại góp ý cũng như câu hỏi của bạn trong phần bình luận bên dưới nhé!
Đăng Ký Email Của Bạn Để Nhận Tin Tức Và Những Ưu Đãi Đặc Biệt
Cám ơn bạn! Bạn đã đăng ký thành công!
Mã PIN là gì của thẻ ATM là gì?
Mã PIN (Personal Identification Number) là mật khẩu cá nhân kèm theo thẻ ATM, thường có từ 4-6 số, mã PIN giúp xác nhận danh tính và bảo vệ an toàn khi giao dịch.
Có cần phải trả phí khi sử dụng thẻ ATM?
Trong một số giao dịch, đặc biệt là tại các máy ATM không thuộc mạng ngân hàng của bạn, phí sử dụng thẻ ATM có thể áp dụng.
Tôi có thể sử dụng thẻ ATM ở nước ngoài không?
Có, bạn có thể sử dụng thẻ ATM ở nước ngoài, miễn là thẻ của bạn có liên kết với các cổng thanh toán nước ngoài như VISA, Master, JCB,… Bạn nên liên hệ với ngân hàng của bạn để xác nhận tính năng thanh toán quốc tế và kiểm tra các loại phí liên quan.
Tôi nên làm gì khi quên mã PIN thẻ ATM?
Bạn có thể liên hệ với ngân hàng của bạn để được cấp lại mã PIN hoặc đến chi nhánh ngân hàng để đổi mã PIN mới. Hoặc hiện nay, bạn cũng có thể thao tác trên App.
Điều kiện để làm thẻ ATM là gì?
Đủ 18 tuổi, có căn cước công dân, và là công dân Việt Nam, người nước ngoài đang ở Việt Nam đầy đủ trách nhiệm về hành vi pháp lí.
Tôi có thể rút bao nhiêu từ thẻ ATM?
Số tiền bạn có thể rút từ máy rút tiền từ ATM mỗi ngày, mỗi tuần hoặc mỗi tháng sẽ thay tùy thuộc vào chính sách Ngân hàng của bạn, loại thẻ bạn dùng và cả số dư của bạn nữa:))