Bài viết này dành cho các bạn đang có ý định đầu tư chứng khoán và muốn tìm hiểu về thị trường chứng khoán.
Bài viết này cũng dành cho những bạn dù đã đầu tư chứng khoán (tham gia vào thị trường chứng khoán) nhưng chưa thật sự hiểu rõ thị trường chứng khoán là gì?
Bài viết 1805 từ này cung cấp đầy đủ kiến thức cơ bản về thị trường chứng khoán cho những người mới, newbies hay còn gọi là nhà đầu tư F0.
Nhưng trước khi bắt đầu hãy tìm hiểu một chút về chứng khoán. “Chứng khoán là loại chứng chỉ, bằng chứng xác nhận sự sở hữu hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức đã phát hành. Chứng khoán bao gồm các loại như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ,…Chứng khoán có thể là hình thức bút toán ghi sổ, chứng chỉ hay dữ liệu điện tử“
1. Thị trường chứng khoán là gì?
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động mua bán (giao dịch) mà hàng hóa ở đây chính là các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng trị quỹ, chứng khoán phái sinh,…) Hoạt động mua bán của thị trường chứng khoán bao gồm cả thị trường vật lý (các chứng chỉ, giấy ký tay) và thị trường điện tử (dữ liệu điện tử)
Hầu hết (nhưng không phải tất cả) hoạt động giao dịch chứng khoán đều thông qua các sàn giao dịch chứng khoán. Vì thế, các sàn giao dịch chứng khoán cũng được nhà đầu tư xem như là thị trường chướng khoán.
2. Thị trường chứng khoán hoạt động như thế nào?
- Kết nối người bán và người mua bằng cách giúp họ giao dịch chứng khoán
- Niêm yết chứng khoán (nhiều nhất là cổ phiếu)
- Theo dõi giá và xử lý các khoản thanh toán
- Theo dõi các dữ liệu thị trường như: giá cả, lịch sử giao dịch, khổi lưỡng giao dịch,…
Các nhà đầu tư chỉ có thể giao dịch chứng khoán đã được “niêm yết” trên sàn giao dịch chứng khoán.
Hầu hết các nhà đầu tư cá nhân (như bạn) không giao dịch trực tiếp với sàn giao dịch. Thay vào đó, bạn sẽ thiết lập một tài khoản với một nhà môi giới (công ty chứng khoán) để xử lý các giao dịch trên sàn giúp bạn.
3. Vai trò của thị trường chứng khoán
Đối với doanh nghiệp: Huy động vốn thông qua hình thức phát hành chứng khoán, mang lại nguồn vốn dồi dào từ công chúng nhằm giúp các công ty phát triển kinh doanh.
Đối với nhà đầu tư: Cơ hội đầu tư để kiếm lợi nhuận, cung cấp thêm kênh đầu tư giúp các nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro và tối ưu lợi nhuận.
4. Các sàn (thị trường) giao dịch chứng khoáng tại Việt Nam
Hiện nay, nước ta có 3 sàn giao dịch chứng khoán chính gồm:
- HOSE: Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
- HNX: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
- UPCOM: Thuộc trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), là nơi giao dịch chứng khoán của các doanh nghiệp chưa được niêm yết. Nói cách khác, đây là sàn giao dịch của những cổ phiếu chưa đạt tiêu chuẩn để niêm yết ở sàn HOSE và HNX
Các sàn (thị trường) giao dịch chứng khoán lớn trên thế giới:
- Sàn New York- Mỹ (sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới)
- Sàn Nasdaq- Mỹ
- Sàn London- Anh
- Sàn Tokyo- Nhật Bản
- Sàn Hongkong
- Sàn Thượng Hải
- Sàn Thâm Quyến- Trung Quốc
- Sàn BSE- Ấn Độ
- Sàn Euronext- Các nước Châu Âu
Đọc thêm:
5. Thuật ngữ thường dùng trong thị trường chứng khoán
Mỗi ngành nghề đều có thuật ngữ riêng. Thị trường chứng khoán cũng không ngoại lệ. Dưới đây là một số thuật ngữ thường dùng trong thị trường chứng khoán giúp bạn tiếp cận thị trường một cách chuyên nghiệp hơn, hiểu hơn khi nghe các chuyên gia bàn luận về chứng khoán hay khi xem các bài báo viết về chúng.
- Đặt lệnh: Đặt lệnh mua, đặt lệnh bán với giá bạn mong muốn nhưng không được vượt qua biên độ giao dịch của cổ phiếu
- Khớp lệnh: Lệnh mua và lệnh bán trùng khớp nhau về giá, cũng có nghĩa là giao dịch thành công
- Mã chứng khoán: Chữ cái xác định cổ phiếu của một công ty trên thị trường chứng khoán, ví dụ như VNM là mã cổ phiếu của công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)
- Môi giới: Một cá nhân hay công ty tư vấn cổ phiếu cho bạn, thay mặt bạn mua hoặc bán cổ phiếu
- Cổ tức: Lợi nhuận công ty trả cho cổ đông
- IPO: Nghĩa là một công ty nào đó lần đầu tiên huy động vốn rộng rãi từ công chúng thông qua việc phát hành cổ phiếu và đưa lên sàn chứng khoán
- Khối lượng: Số lượng cổ phiếu. Khối lượng khớp lệnh = số lượng cổ phiếu giao dịch thành công
6. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là bức tranh tổng thể của tất cả các chứng khoán (cổ phiếu) niêm yết trên thị trường. Khi các cổ phiếu biến động thì thị trường cũng sẽ biến động theo.
Nhà đầu tư thường theo dõi tổng thể thị trường bằng chỉ số “Index”. Ví dụ như VN- Index của sản HOSE hay HNX- Index của sàn HNX.
Thông thương, các yếu tố kinh tế vĩ mô sẽ có ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán. Một số yếu tố gây ảnh hưởng chủ yếu như:
- Nền kinh tế: Kinh tế càng phát triển thì nhiều công ty sẽ kinh doanh hiệu quả và đạt lợi nhuận cao, qua đó làm tăng giá cổ phiếu của các công ty nói riêng và cả thị trường chứng khoán nói chung. Ở hướng ngược lại, nếu kinh tế suy thoái sẽ dẫn đến lợi nhuận doanh nghiệp thấp hơn =>cổ phiếu giảm giá. Kinh tế của các nước lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Liên Minh Châu Âu,… có sức ảnh hưởng to lớn đến thị trường chứng khoán toàn cầu
- Thuế: Thuế cao=>doanh nghiệp có lợi nhuận ít hơn=> giá cổ phiếu giảm. Thuế thấp=> doanh nghiệp có lợi nhuận nhiều hơn=> giá cổ phiếu tăng
- Lãi suất: Lãi suất giảm=> cổ phiếu tăng giá, lãi suất tăng=> giá cổ phiếu giảm
- Lạm phát: Lạm phát tăng mạnh thường kiềm hãm thị trường. Lạm phát tăng nhẹ và đều là yếu tố tốt cho thị trường chứng khoán. Lạm phát không tăng hoặc giảm chứng tỏ nền kinh tế đang gặp vấn đề, giá cổ phiếu có thể sẽ giảm trong trường hợp này
- Các sự kiện tiêu cực: Dịch bệnh, khủng bố, thiên tai,… Sẽ tác động tiêu cực tới giá cổ phiếu cũng như thị trường chứng khoán
Tạm kết
Thị trường chứng khoán là nơi các nhà đầu tư giao dịch chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, phái sinh, chứng trị quỹ,…). Hầu hết tất cả các giao dịch diễn ra tại các sàn giao dịch chứng khoán, nơi kết nối giữa người bán và người mua.
Hiện tại Việt Nam có 3 sàn giao dịch chứng khoán là HOSE, HNX, và UPCOM.
Kinh tế, lãi suất, thuế và các sự kiện là những yếu tố chính ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán.
Bonus: Thị trường chứng khoán tiếng Anh là gì?
P/s: Cuối mỗi bài viết, TnD Blog sẽ chia sẻ thêm những từ ngữ chuyên ngành liên quan tới bài viết bằng tiếng Anh, nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn và quốc tế hóa kiến thức tài chính của bạn. (Hiện nay, thị trường tài chính của Việt Nam vẫn còn khá non trẻ nên phần lớn phải học hỏi từ nước ngoài, mượn dùng rất nhiều thuật ngữ bằng tiếng Anh. Một số thuật ngữ nếu dịch sang tiếng Việt thì rất dễ lệch lạc ý nghĩa của nó)
Thị trường chứng khoán tiếng Anh là: Stock market
Để tìm hiểu hết các góc độ về thị trường chứng khoán đòi hỏi rất nhiều thời gian, nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi. Bài viết này được chúng tôi cố gắng tổng hợp các kiến thức cơ bản nhất để các bạn đủ hiểu về thị trường chứng khoán.
Theo dõi Fanpage và đăng ký danh sách email của TnD Blog để được cập nhật các bài viết miễn phí về thị trường chứng khoán cũng như các chủ đề khác về tài chính và đâu tư.
Nếu bạn thích bài viết này hãy giúp chúng tôi chia sẻ nó. Nếu bạn thắc mắc hay có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến thị trường chứng khoán thì đừng ngần ngại để lại một bình luận ngay bên dưới bài viết này nhé!
Đăng Ký Email Của Bạn Để Nhận Tin Tức Và Những Ưu Đãi Đặc Biệt
Cám ơn bạn! Bạn đã đăng ký thành công!
Câu hỏi thương gặp và trả lời:
Tại sao nên tham gia vào thị trường chứng khoán?
Lý do rõ ràng nhất để xem xét đầu tư vào thị trường chứng khoán là giúp tăng số tiền của bạn theo thời gian. Bạn cũng đang hỗ trợ các công ty khác phát triển và hỗ trợ toàn bộ nền kinh tế.
Làm sao để tôi tham gia thị trường chứng khoán?
Bước 1: Tìm hiểu và học về chứng khoán
Bước 2: Đăng Ký Mở Tài Khoản Chứng Khoán
Bước 3: Phân tích và mua chứng khoán
Bước 4: Nắm giữ và theo dõi thị trường
Bước 5: Bán chứng khoán
Bước 6: Giai đoạn đút kết kinh nghiệm, cân nhắc mua thêm – tái đầu tư hoặc…
Cách kiếm tiền trên thị trường chứng khoán?
Để kiếm tiền từ chứng khoán, hãy đầu tư dài hạn và liên tục. Chìa khóa để kiếm tiền là ở lại trên thị trường chứng khoán. Khoảng thời gian “có mặt trên thị trường” của bạn là yếu tố dự đoán tốt nhất về tổng hiệu suất của bạn. Lợi nhuận trung bình của thị trường chứng khoán là 10% hàng năm – tốt hơn các khoản gửi tiết kiệm Ngân hàng.