Danh mục thuật ngữ giúp bạn nhanh chóng hiểu được ý nghĩa của các thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế, tài chính và đầu tư.
Tại TnD Blog các bạn sẽ học được những thuật ngữ chuẩn xác nhất. Qua đó góp phần chuẩn hóa và quốc tế hóa kiến thức tài chính của bạn. Hiểu rõ hơn ý nghĩa và áp dụng chúng trong đời sống, quản lý tài chính, đầu tư cá nhân,… Từng bước trở thành một chuyên gia tài chính, một nhà đầu tư chuyên nghiệp và thành công.
Ở mỗi bài viết, chúng tôi sẽ chia sẻ và giải thích 5 thuật ngữ theo cách “bình dân” và dễ hiểu nhất. Hãy cùng bắt đầu phần đầu tiên (Thuật Ngữ Tài Chính, Kinh Tế Và Đầu Tư #1) cùng chúng tôi nhé.
#1 EVFTA
EVFTA là viết tắt của cụm từ EU-Vietnam Free Trade Agreement. Dịch ra là Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam.
EVFTA là một thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU. Được ký kết vào 30/06/2019. Được Nghị viện Châu Âu chấp thuận và chính thức có hiệu lực từ ngày 12/02/2020.
EVFTA mang lợi lợi ích kinh tế lớn cho Việt Nam. Chủ yếu là các chính sách giảm miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Việt Nam, cải thiện quy mô sản xuất, gián tiếp tạo thêm nhiều việc làm, v.v
Ngoài ra, hiệp định còn mang lại các thách thức lớn như: Yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, các quy định pháp lý khác. Yêu cầu nghiêm khắc hơn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như: bảo vệ môi trường, tuân thủ luật lao động, quyền con người,…
#2 TPP
TPP là viết tắt của cụm từ Trans-Pacific Partnership Agreement. Dịch ra là Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương.
TPP được ký kết 04/02/2016 giữa 12 nước thành viên bao gồm: Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Vietnam, Nhật Bản và Mỹ (Đã rút lui)
Về bản chất, TTP cũng tương tự như EVFA. Lợi ích kinh tế mang lại thông qua việc miễn giảm thuế quan và các hiệp ước tự do thương mại khác.
Cập nhật: Từ ngày 11/11/2017 TPP chính thức đổi tên gọi thành CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership). Dịch ra là Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương.
#3 WTO
WTO là viết tắt của cụm từ World Trade Organization. Dịch ra là Tổ chức Thương Mại Thế Giới.
WTO được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 là nơi giám sát các hiệp định thương mại, giải quyết các tranh chấp thương mại, tiến tới tự do thương mại toàn cầu và phát triển kinh tế.
Năm 2020, WTO có tổng cộng 164 thành viên và cũng là năm đánh dấu kỷ niệm 25 năm chính thức đi vào hoạt động của tổ chức này.
#4 WHO
WHO là viết tắt của cụm từ World Health Organization. Được dịch ra là Tổ Chức Y Tế Thế Giới.
WHO là cơ quan hoạt động chuyên về lĩnh vực y tế và sức khỏe cộng đồng ở phương diện quốc tế dưới sử quản lý của Liên Hợp Quốc (United Nations)
WHO được thành lập vào năm 1948 và có trụ sở tại Geveva, Thủy Sĩ.
#5 FAO
FAO là viết tắt của cụm từ Food and Agriculture Organization of the United Nations. Dịch ra là Tổ chức Lương Thực và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc.
Sứ mệnh của FAO là phát triển sản xuất nông nghiệp, lương thực trên thế giới, nâng cao mức dinh dưỡng và giải quyết nạn đói trên phạm vi toàn cầu.
FAO được thành lập năm 1945 tại Canada và sau này được chuyển về Rome, Italia năm 1951.
OK! Bạn vừa đi qua 5 thuật ngữ trong phần 1 chuỗi series chia sẻ các thuật ngữ kinh tế, tài chính và đầu tư của TnD Blog .com
Bạn có đang suy nghĩ? “bài viết này đơn thuần là tên viết tắt của các tổ chức trên thế giới và chẳng liên quan gì tới công việc tài chính-đầu tư của tôi cả“
Đừng quá lo lắng, đây chỉ là bước đệm để bạn bước vào thế giới tài chính. Thật đấy, nếu bạn muốn trở thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp thì các tổ chức trên sẽ là những tổ chức bạn luôn phải nghe ngóng tin tức, và theo dõi rất thường xuyên.
Nếu một trong những tổ chức trên có những công bố chính thức, hay những thay đổi về chính sách thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới diễn biến kinh tế, thị trường,… (và cả quyết định đầu tư của bạn). Ví dụ: khi WTO thay đổi một vài chính sách về thương mại chắc chắn sẽ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến các công ty làm dịch vụ thương mại (vận chuyển hàng hóa chẳng hạn) khi đó giá cổ phiếu của những công ty này cũng sẽ biến động, khi đó bạn sẽ phải đưa ra những quyết định đầu tư cho riêng bạn.
Hoặc khi WHO tuyên bố chính thức có vắc-xin đặc trị Covid 19. Tin vui này chắc chắn sẽ làm cho trị trường “tràn ngập sắc xanh”. Và bạn nghĩ sao về giá cổ phiếu của những công ty được WHO cấp phép sản xuất và phát hành vắc xin?
Ok. Nếu bạn thích bài viết này, hãy giúp chúng tôi chia sẻ nó. Và cũng đừng quên đăng ký danh sách email để không bỏ lỡ các bài viết hữu ích và miễn phí của TnD Blog nhé!