TnD Blog

Menu
  • GIỚI THIỆU
  • LIÊN HỆ
  • BLOG
  • THUẬT NGỮ

Trái Phiếu Là Gì? 5 Kiến Thức Đơn Giản Giúp Bạn Hiểu Rõ Loại Hình Chứng Khoán Này

Nếu bạn tham gia đầu tư tài chính, cụ thể là đầu tư chứng khoán thì ngoài việc đầu tư cổ phiếu, chắc hẳn bạn sẽ nghe về trái phiếu.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất và đặc điểm của trái phiếu. Qua đó giúp bạn trở thành nhà đầu tư có chuyên môn cao, đầu tư an toàn và hiệu quả hơn.

Mời bạn cùng đọc và tham khảo bài viết nhé!

Trái phiếu là gì ví dụ

Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của công ty phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ trái phiếu (người cho vay) một khoản tiền xác định.

Nghĩa là khi bạn mua trái phiếu bạn sẽ trở thành (người cho vay) của công ty tổ chức phát hành (những người đi vay).

trái phiếu

Cho vay tiền thì phải “lấy lãi’ đúng không?

Thông thường, nhà phát hành trái phiếu sẽ trả cho bạn một khoản lãi suất nhất định theo định kỳ.

Khi trái phiếu đáo hạn, nhà phát hành (người vay) sẽ trả cho bạn khoản đầu tư ban đầu (giá trị gốc của nó).

Đặc điểm của trái phiếu

Khác với cổ phiếu, trái phiếu sẽ có một vài đặc điểm riêng của nó:

  • Lãi suất cố định: Hầu hết các nhà phát hành đều trả một tỷ lệ cố định không thay đổi, lãi suất cũng không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty phát hành. Ví dụ một trái phiếu cố mệnh giá 10,000,000 VND và lãi suất 8% thì nó sẽ trả 800,000 VND lãi suất mỗi năm
  • Ngày đáo hạn: Ngày đáo hạn của trái phiếu là ngày mà khoản vay gốc sẽ được thanh toán cho các nhà đầu tư. Lúc này, nghĩa vụ trái phiếu của công ty tổ chức phát hành sẽ kết thúc. Một số trái phiếu đáo hạn sau 20 năm nhưng cũng có một số trái phiếu đáo hạn chỉ sau 1 năm
  • Trái phiếu là chứng khoán nợ: Vì vậy khi công ty bị giải thể hoặc phá sản thì trước hết công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho những người nắm giữ trái phiếu trước (người cho vay), sau đó mới đến lượt của các cổ đông (người sở hữu cổ phiếu)
  • Rủi ro thấp và lợi nhuận thấp hơn: Trái phiếu thường sinh lợi ít hơn và ít rủi ro hơn so với cổ phiếu

Các loại trái phiếu

Trái phiếu chủ yếu được chia làm 5 loại sau:

1. Phân loại theo người phát hành

  • Trái phiếu của Chính phủ: Được phát hành bởi Chính phủ và được xem là loại trái phiếu có ít rủi ro nhất
  • Trái phiếu của doanh nghiệp: Được phát hành bởi các Công ty, Doanh nghiệp với mục đích huy động vốn hoạt động
  • Trái phiếu ngân hàng và các tổ chức tài chính: Cũng phát hành để tăng vốn hoạt động
trái phiếu là gì
  • Dành cho bạn: 3 kiến thức quan trọng về Vàng cho nhà đầu tư

2. Phân loại theo lợi tức trái phiếu

  • Trái phiếu có lãi suất cố định: Loại trái phiếu trả lãi suất cố định theo kỳ hạn
  • Trái phiếu có lãi suất biến đổi: Là loại trái phiếu mà lợi tức được trả trong các kỳ không giống nhau. Ví dụ trái phiếu kỳ hạn 3 năm, năm đầu lãi suất là 5%, năm thứ 2 là 6%, năm thứ 3 là 7%
  • Trái phiếu có lãi suất bằng không: Là loại trái phiếu mà nhà đầu tư không nhận được lãi, nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá (mua chiết khấu) và được hoàn trả bằng mệnh giá cao hơn lúc mua khi trái đáo hạn

3. Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán của Nhà phát hành

  • Trái phiếu bảo đảm: Loại trái phiếu mà nhà phát hành sử dụng một tài sản có giá trị làm vật bảo đảm cho việc phát hành. Khi nhà phát hành mất khả năng thanh toán thì trái chủ (người cho vay) có quyền thu và bán tài sản đó để thu hồi lại số tiền mà người phát hành còn nợ
  • Trái phiếu không bảo đảm: Loại trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật đảm bảo mà chỉ được bảo đảm bằng uy tín của nhà phát hành (loại này có rủi ro cao, và thường trả lãi suất cao hơn các loại trái phiếu khác)

4. Phân loại dựa vào hình thức trái phiếu

  • Trái phiếu vô danh: Không ghi tên của người mua trong sổ sách của nhà phát hành
  • Trái phiếu ghi danh: Ghi tên của người mua trong sổ sách của nhà phát hành

5. Phân loại theo “quyền”

  • Trái phiếu quyền mua: Cho phép trái chủ (người cho vay) được quyền mua một số lượng cổ phiếu nhất định của công ty phát hành
  • Trái phiếu chuyển đổi: Là loại trái phiếu mà nhà đầu tư (người cho vay) có thể chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu của công ty phát hành
  • Trái phiếu có thể mua lại: Là loại trái phiếu cho phép nhà phát hành được quyền mua lại một phần hay toàn bộ trước khi trái phiếu đáo hạn

Ngoài ra, còn có trái phiếu nước ngoài – Do chính phủ hoặc tập đoàn nước ngoài phát hành.

P/s: Nếu bạn là người mới, đừng quá lo lắng là nên chọn loại nào. Nếu bạn không biết bắt từ đâu và bắt đầu như thế nào? Hãy lựa chọn loại trái phiếu trả lãi suất cố định phát hành bởi chính phủ hoặc các doanh nghiệp lớn. Hơn nữa, các công ty chứng khoán sẽ có đội ngũ tư vấn và thẩm định trái phiếu rất chuyên nghiệp. Hoặc bạn cũng có thể liên hệ TnD Blog nếu có bất cứ câu hỏi nào trong việc đầu tư trái phiếu.

  • Đọc thêm: Đầu tư bất động sản là gì, bất động sản kiếm tiền như thế nào?

Các rủi ro trong đầu tư trái phiếu

Mặc dù rủi ro thấp hơn cổ phiếu nhưng đầu tư trái phiếu cũng sẽ có rủi ro của riêng nó:

Nguyên tắc: Mọi đầu tư luôn đi kèm với rủi ro

  • Rủi ro tín dụng: Đôi khi, các công ty phát hành trái phiếu gặp rắc rối nghiêm trọng về tài chính và không thể trả nợ. Những trái phiếu phát hành bởi những công ty nhỏ có rủi ro tín dụng cao hơn, trong khi trái phiếu chính phủ có rủi ro thấp nhất
  • Rủi ro thanh khoản: Nghĩa là bạn sẽ khó bán nó một cách nhanh chóng khi cần thiết do thị trường trái phiếu nhỏ, số lượng nhà đầu tư thường ít hơn rất nhiều so với thị trường cổ phiếu
  • Rủi ro lãi suất: Khi lãi suất tăng, giá trái phiếu giảm và ngược lại. Mặc dù giá trái phiếu nhìn chung ít biến động hơn so với cổ phiếu, nhưng nếu lãi suất tăng cao các trái phiếu an toàn nhất cũng có thể khiến bạn thua lỗ. Để cho bạn dễ hình dung hơn (ví dụ nếu lãi suất cao thì gửi tiền vào ngân hàng vẫn tốt hơn là mua trái phiếu, đúng không?). Nếu thấy khó hiểu bạn chỉ cần biết “khi lãi suất tăng, giá trái phiếu giảm và ngược lại” vì đó là quy luật của thị trường rồi
  • Rủi ro trả trước: Các công ty phát hành trái phiếu có thể kèm theo điều khoản thanh toán trái phiếu trước khi nó đáo hạn. Điều này thường xảy ra khi lãi suất giảm
  • Rủi ro lạm phát: Đôi lúc, lãi suất của trái phiếu có nguy cơ không theo kịp lạm phát (ví dụ một trái phiếu trả lãi suất 4% nhưng lạm phát là là 4.5%) lúc đó bạn sẽ lỗ -0.5% do lạm phát

Quỹ đầu tư trái phiếu

Thay vì mua trái phiếu riêng lẻ, nhiều người sẽ chọn đầu tư vào các quỹ đầu tư trái phiếu.

Hiện nay hầu hết các công ty chứng khoán đều có quỹ đầu tư này để nhà đầu tư có thể tham gia.

Trong quỹ trái phiếu, tiền của nhiều nhà đầu tư được gộp lại với nhau và một nhà quản lý chuyên nghiệp sẽ thay bạn đầu tư vào một hay nhiều loại trái phiếu riêng lẻ khác.

Quỹ đầu tư trái phiếu có một số lợi ích sau:

  • Phù hợp với nhà đầu tư có hiểu biết nhất định về trái phiếu và doanh nghiệp phát hành
  • Tiết kiệm thời gian, công sức vì có nhà quản lý chuyên nghiệp quản lý cho bạn
  • Rủi ro thấp vì đứng đầu quỹ luôn là những chuyên gia trong lĩnh vực
  • Các trái phiếu riêng lẻ được nhà quản lý lựa chọn và thẩm định kỹ lượng
  • Được công ty chứng khoán cam kết mua lại, vì vậy bạn sẽ hạn chế được các rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng,…

Không giống như trái phiếu riêng lẻ, lãi suất của quỹ đầu tư trái phiếu thường không cố định theo kỳ hạn. Lãi suất có thể thay đổi tùy thuộc vào thị trường và khả năng “chèo lái” của các nhà quản lý quỹ.

Các quỹ đầu tư trái phiếu thường sẽ không có thời gian đáo hạn. Bạn là người quyết định khi nào rút tiền để “chốt lời” hoặc dùng số tiền lợi nhuận tái đầu tư…

Lời kết

Trái phiếu là chứng trị nợ. Khi bạn mua trái phiếu nghĩa là bạn đang cho các tổ chức phát hành mượn tiền và các tổ chức trên sẽ trả lãi suất cho bạn.

Trái phiếu cố mức lãi suất cố định và ngày đáo hạn cụ thể.

Trái phiếu có rủi và lợi nhuận thấp hơn cổ phiếu.

Ngoài trái phiếu riêng lẻ, bạn có thể đầu tư thông qua quỹ đầu tư trái phiếu với sự thuận tiện và độ rủi ro thấp hơn.

Bonus: Trái phiếu tiếng anh là gì?

P/s: Cuối mỗi bài viết, TnD Blog sẽ chia sẻ thêm những từ ngữ chuyên ngành liên quan tới bài viết bằng tiếng Anh, nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn và quốc tế hóa kiến thức tài chính của bạn. (Hiện nay, thị trường tài chính của Việt Nam vẫn còn khá non trẻ nên phần lớn phải học hỏi từ nước ngoài, mượn dùng rất nhiều thuật ngữ bằng tiếng Anh. Một số thuật ngữ nếu dịch sang tiếng Việt thì rất dễ lệch lạc ý nghĩa của nó)

Trái phiếu tiếng Anh là: Bonds

Hy vọng bài viết mang đến cho bạn kiến thức và cái nhìn cơ bản về trái phiếu. Theo kinh nghiệm của TnD Blog thì một nhà đầu tư khi bước vào thị trường chứng khoán sẽ bắt đầu trước bằng cổ phiếu, sau đó là tìm hiểu về trái phiếu và đầu tư nó. Lộ trình của bạn có như vậy không?

Bạn đã đầu tư trái phiếu? Bạn mua trái phiếu riêng lẻ hay thông qua các quỹ đầu tư? Bạn có kinh nghiệm hay thắc mắc gì về trái phiếu? Đừng ngần ngại để lại một bình luận bên dưới nhé!

Đăng ký danh sách email để không bỏ lỡ các bài viết!

Đăng Ký Email Của Bạn Để Nhận Tin Tức Và Những Ưu Đãi Đặc Biệt

Cám ơn bạn! Bạn đã đăng ký thành công!

Theo dõi chúng thôi trên Facebook: https://www.facebook.com/taichinhdautublog

Câu hỏi thường gặp:

Trái phiếu có phải là một khoản đầu tư tốt?

Giá của trái phiếu ít biến động hơn so với cổ phiếu, cũng như có lãi suất sinh lời ổn định. Trái phiếu được xem là một khoản đầu tư tốt và được khuyết nghị có trong danh mục đầu tư của bạn.

Làm thế nào để tôi mua trái phiếu?

Hầu hết các trái phiếu phát hành đều có thể dễ dàng mua thông qua các công ty chứng khoán. Bạn chỉ cần có một tài khoản chứng khoán là đã có thể dẽ dàng mua trái phiếu được rồi.

Trái phiếu có an toàn 100% không?

Không! Trái phiếu được coi là một khoản đầu tư an toàn. Tuy nhiên, đừng quên rủi ro rằng lạm phát tăng nhanh hơn lãi suất trái phiếu hay tệ hơn nữa là tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán cho trái chủ.

Share
Tweet
Telegram
Pinterest
Prev Article
Next Article

Bạn cũng sẽ thích

Top 10 Đồng Tiền Có Giá Trị Cao Nhất Thế Giới (Cập Nhật 2022). Việt Nam Lọt Vào Top 3 (Từ Dưới Lên)
Đô la Mỹ hay còn gọi là USD là đồng …

Top 10 Đồng Tiền Có Giá Trị Cao Nhất Thế Giới (Cập Nhật 2022). Việt Nam Lọt Vào Top 3 (Từ Dưới Lên)

Chứng Khoán Phái Sinh Là Gì? #11 Kiến Thức Cơ Bản Về Chứng Khoán Phái Sinh (Đầy Đủ Và Dễ Hiểu Nhất)
Phái sinh hay chứng khoán phái sinh là một loại …

Chứng Khoán Phái Sinh Là Gì? #11 Kiến Thức Cơ Bản Về Chứng Khoán Phái Sinh (Đầy Đủ Và Dễ Hiểu Nhất)

Bình Luận Cancel Reply

  • DANH MỤC
  • MỚI NHẤT
DANH MỤC
MỚI NHẤT

TnD Blog

Kiến Thức Tài Chính, Kinh Tế Và Đầu Tư

TnD Blog

Tài chính và đầu tư blog – Nơi chia sẻ kiến thức cơ bản đến nâng cao về lĩnh vực tài chính và đâu tư. Website chuyên cung cấp các giải pháp tài chính cá nhân nhằm giúp bạn đưa ra quyết định tài chính hiệu quả – trở thành chuyên gia và thành công trong lĩnh vực.

Liên Hệ

Email: lienhe@taichinhvadautublog.com

MXH Gapo

 

Kết Nối

Copyright © 2023 TnD Blog