“Không quan trọng là bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà quan trọng là bạn giữ được bao nhiêu tiền, làm thế nào để tiền phục vụ bạn và để tiền có thể sinh thêm tiền” – Robert Kiyosaki – tác giả cuốn sách “Cha giàu – Cha nghèo”
Nhiều người vẫn hay than vãn rằng “Làm bao nhiêu cũng không đủ sài“, khi nào mới có dư? có “của ăn của để”, Dư dả hơn để gửi tiết kiệm, đầu tư sinh lời, mua nhà, tự do tài chính,…
Nếu bạn cũng hay tự hỏi bản thân những câu hỏi trên, ngoài việc gia tăng thu nhập của bạn ra, thì bạn nên tránh những thói quen khiến bạn trở nên nghèo đi dưới đây.
TOP thói quen khiến bạn trở nên nghèo đi
Cùng những xem và khắc phục được càng nhiều càng tốt nhé!
#1 Không quan tâm đến sức khỏe
Oh right, nếu bạn không chăm sóc sức khỏe, bác sỹ và bệnh viện sẽ lấy đi số tiền bạn kiếm được và khiến bạn trở nên nghèo hơn.
Hơn nữa, nếu không có sức khỏe tốt, liệu bạn có khả năng làm việc hiệu suất tốt và kiếm nhiều tiền? (dù là lao động chân tay hay trí óc),
Ngược lại, người giàu thường dành rất nhiều thời gian chăm sóc sức khỏe. Họ thường xuyên chơi thể thao, có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế thói quen xấu.
#2 Lạm dụng chất gây nghiện
Nghiện game, bia rượu, thuốc lá: Những thói quen này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tiêu tốn nhiều tiền bạc, khiến bạn khó có thể tiết kiệm và tích lũy tài sản.
Nếu mỗi ngày bạn dành ra 30 ngàn cho một bao thuốc lá, 20 ngàn cho một ly cà phê, và một tuần bạn nhậu 2 – 3 lân, mỗi lần là 200 ngàn.
Thì mỗi năm bạn có mất tổng cộng hơn 50 triệu đồng. Mỗi khoản chi phí nhỏ lẻ đều có thể trở thành một gánh nặng khổng lồ nếu cứ tích lũy dần dần mỗi ngày.
Bạn có thể thỉnh thoảng làm điều đó, nhưng đừng biến nó thành thói quen (nghiện).
#3 Sử dụng mạng xã hội quá mức
Việc dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội có thể khiến bạn xao nhãng công việc, học tập và các hoạt động quan trọng khác, ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sáng tạo, kiếm tiền và phát triển bản thân.
#4 Thói quen ăn ngoài
Ăn ngoài thường xuyên có thể là một trong những thói quen dẫn đến việc chi tiêu không cân đối và ảnh hưởng đến tình trạng tài chính của bạn.
Những lựa chọn thức ăn hấp dẫn và các món đồ uống có thể khiến bạn chi tiêu nhiều tiền hơn, hơn nữa ăn ăn ngoài thường xuyên có thể dẫn đến việc tiêu thụ các món ăn không lành mạnh và ảnh hưởng đến sức khỏe.
#5 Không có mục tiêu tài chính cụ thể
không có mục tiêu tài chính cụ thể, (ví dụ như tổng tài sản được 2 tỷ khi bước sang tuổi 30) sẽ khiến bạn không có động lực để kiếm tiền, tiết kiệm, và quản lý tài chính hiệu quả.
#6 Thích trò đỏ đen, may rủi
Cá cược hay cờ bạc không chỉ vi phạm pháp luật, mà nó còn là cách đưa bạn “ra đảo” nhanh nhất.
Những gì người giàu làm hàng ngày là tập trung nỗ lực, cải thiện khả năng và kiếm được nhiều tiền hơn.
Tệ hơn, khi các nghiên cứu chỉ ra rằng những người nghiện trò may rủi thường là những người nghèo khó, không kiểm soát được hướng đi của cuộc đời mình vì họ tin rằng một ngày nào đó may mắn và sự giàu có sẽ đến với họ, thắng bạc hay trúng số.
#7 Thích đồ hiệu
Thời trang hàng hiệu, như giày dép quần áo là cái bẫy khiến con người trở nên nghèo hơn, đặc biệt là giới trẻ.
Bởi sự ham muốn thôi thúc họ mua một loạt quần áo, giày hiệu, túi xách “chỉ mặc một vài lần”, hoặc “flex” vời bạn bè.
Trên thực tế, khi bạn mua đồ hiệu, bạn đang trả tiền nhiều hơn để đổi lấy sản phẩm từ thương hiệu của họ. Bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm những loại hàng có chất lượng tương tự nhưng giá cả lãi rẻ hơn rất nhiều.
#8 Thiếu kiến thức về tài chính
Đây có thể là thói quen, sai lầm lớn nhất.
Thiếu kiến thức về tài chính là một rào cản lớn khiến bạn khó có thể quản lý tiền bạc, và dùng tiền để kiếm thêm tiền một cách hiệu quả. Từ đó, có thể rơi vào cảnh “làm mãi mà không giàu”.
#9 Không có dự toán chi tiêu
Nguyên có vẻ là do thiếu kiến thức tài chính.
Không lập dự toán chi tiêu và theo dõi tiền của bạn sẽ đi đâu là một sai lầm lớn.
Nếu không có kế hoạch rõ ràng về thu nhập và chi tiêu, tiền của bạn sẽ biến mất mà không biết nó đã đi đâu.
Lập ngân sách chi tiết mỗi tháng bao gồm tiền nhà, tiền ăn, hóa đơn, giải trí, v.v. để biết chính xác mỗi đồng được phân bổ vào đâu.
Việc theo dõi chi phí sẽ phát hiện ra sự lãng phí và chỉ ra những điểm cần điều chỉnh. Lập ngân sách giúp bạn kiểm soát dòng tiền hiệu quả hơn.
#10 Không tìm kiếm cơ hội kiếm thêm tiền
Nếu bạn chỉ hài lòng với mức thu nhập hiện tại và không nỗ lực để cải thiện nó, hoặc kiếm thêm nguồn thu, bạn sẽ khó có thể đạt được sự giàu có.
Thậm chí, các chi phí ăn uống sinh hoạt, lạm phát tăng theo thời gian sẽ ngốn sạch tiền bạn kiếm được và khiến bạn trở nên nghèo đi.
#11 Vay nợ quá nhiều
Không thể phủ nhận rằng vay nợ có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề tài chính cấp bách, nhưng nếu vay quá nhiều nợ, đặc biệt là nợ với lãi suất quá cao và không có kế hoạch trả nợ hợp lý, bạn sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất hay thậm chí là “vỡ nợ”.
#12 Không đầu tư
Đầu tư là một cách hiệu quả để gia tăng tài sản.
Tuy nhiên, nhiều người trẻ ngại đầu tư vì sợ rủi ro, sợ bị lừa đảo, không biết bắt đầu từ đâu do lười tìm hiểu và nghiên cứu các kênh đầu tư.
Không có kế hoạch đầu tư sẽ dẫn đến việc “có bao nhiêu sài bấy nhiêu” một tư duy rất “nghèo” về tài chính.
#13 Muốn làm giàu nhanh
Muốn giàu nhanh mà không cần nỗ lực nhiều.
Mơ mộng về đầu tư x2 x3, x10 tài khoản, hay start up làm chủ nhà hàng quán cà phê,…
Nếu không có kiến thức và kinh nghiêm, nghiên cứu một cách cẩn thận, vốn đầu tư của bạn sẽ “bốc hơi” một cách nhanh chóng thậm chí lâm vào cảnh nợ nần.
#14 Mê tín – tin vào số phận
Cuộc sống của bạn không bao giờ phụ thuộc vào việc bạn bước chân ra khỏi nhà bằng chân trai hay chân phải.
Khi đứng trước những quyết định quan trọng, người giàu thường tự lựa chọn quyết định của mình.
Trong khi 80% người nghèo thường đổ lỗi cho số phận và những yếu tố mà họ không kiểm soát được. Và để cải thiện vận mệnh, họ lại đầu tư vào những chiếc vé số, thay vì đầu tư vào giáo dục và trau dồi kiến thức cho bản thân.
#15 Chạy theo công nghệ
“Tôi cần một chiếc iPhone mới trong năm nay”
Hầu như hơn 50% tính năng trên điện thoại hay iPhone sẽ không được dùng đến (đối với một người dùng bình thường).
Ai đó luôn chạy theo công nghệ, luôn thay mới điện thoại mỗi năm – một là họ là giới giàu có – hai là họ thuộc nhóm những người nghèo (nợ tín dụng, trả góp, không dư nhiều tài sản trong danh mục đầu tư).
#16 Nghiện mua sắm – săn sales
Thích lướt các sàn thương mại điện tử, cho vào giỏ hàng, sau đó săn sales vì nghĩ nó sẽ tiết kiệm.
Nhưng điều này thường dẫn đến chi tiêu nhiều hơn.
Các sàn thương mại thường lợi dụng tâm lý này để thúc đẩy tiêu dùng.
Và sau đó người mua sẽ nhận ra, những thứ mình “săn được” chưa hẳn là những gì mình cần.
#17 Quên đầu tư cho bản thân
“Đầu tư vào bản thân có thể là khoản đầu tư sinh lợi nhất mà bạn từng thực hiện”.
Đầu tư cho bản thân những kiến thức, sức khỏe, ngoại hình,… Sẽ giúp bạn trở thành phiên bản tốt hơn và kiếm được nhiều tiền hơn.
Và ngược lại, nếu chỉ “tàn tàn” làm vừa đủ sống qua ngày thì rất khó để giàu có và tự do.
#18 Không mua bảo hiểm
Cuộc sống không thể đoán trước được. Không đầu tư vào các bảo hiểm thiết yếu như sức khỏe, xe cộ,… có thể dẫn đến những chi phí lớn bất ngờ.
Mặc dù bảo hiểm là một khoản chi phí mỗi tháng nhưng công cụ có thể cứu bạn khỏi các rủi ro tài chính không lường trước được.
Lời kết
Trên đây là những thói quen phổ biến có thể khiến bạn trở nên nghèo đi dù thu nhập có cao đến mấy đi nữa.
Những thói quen này có thể có ở bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào cũng rất dễ mắc phải.
Hãy nhớ rằng, để đạt được sự giàu có và an toàn tài chính, bạn cần có sự kiên trì, nỗ lực và không ngừng học hỏi.
Hãy thay đổi những thói quen xấu, xây dựng cho mình những thói quen tốt và đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn.
Bạn có đang mắc phải những thói quen trên? Bạn có suy nghĩ hay kinh nghiệm giải quyết những thói quen trên như thế nào? Hãy để lại chia sẻ của bạn bằng cách bình luận bên dưới bài viết này nhé!
Câu hỏi thường gặp và đáp án:
Làm thế nào để biết mình có những thói quen tài chính không tốt?
Hãy dành thời gian đánh giá những thói quen tiêu xài, quản lý tài chính, lối sống, ăn uống và sinh hoạt của bạn. Bạn có thể tham khảo ý kiến của những người xung quanh, chuyên gia tư vấn tài chính để có cái nhìn khách quan hơn.
Tôi nên làm gì để thay đổi những thói quen tài chính xấu và xây dựng cho mình những thói quen tốt?
Thay đổi thói quen không phải là điều dễ dàng, nhưng hoàn toàn có thể thực hiện được nếu bạn có quyết tâm. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, đặt ra mục tiêu cụ thể và kiên trì thực hiện. Bạn cũng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc các chuyên gia để có thêm động lực và hướng dẫn.
Nên tiết kiệm hay đầu tư trước?
Nên ưu tiên tiết kiệm trước khi đầu tư. Lý do là vì đầu tư luôn đi kèm với rủi ro, do đó bạn cần có một khoản dự phòng nhất định để có thể đối phó với những rủi ro có thể xảy ra.