“Tỷ giá hối đoái” Một cụm từ được nhắc đến hàng ngày hàng giờ trong cộng đồng những người giao dịch tiền tệ, trong các trang tin tức báo đài,…
Dù bạn là một có nhân hay một doanh nghiệp thì bạn cũng nên biết về tỷ giá hối đoái, vì không ít thì nhiều tỷ giá hối đoái luôn có tác động đến bạn.
Vậy tỷ giá hối đoái thật sự là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào? Các nguyên nhân, chính sách hay yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái?
Thật sự để bàn luận về tỷ giá hoái đói và các khía cạnh xung quanh nó ta có thể cần cả một cuốn sách, một khóa học. Nhưng trong bài viết này, TnD Blog sẽ cố gắng cô đọng lại những nội dung quan trọng về tỷ giá hối đoái sao cho thật đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu.
Bắt đầu ngay với nội dung bài viết bên dưới này nhé!
Tỷ giá hối đoái là gì?
Tỷ giá hối đoái là giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với giá trị tiền tệ của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ khác.
Ví dụ bạn cần khoảng 23,500 VNĐ để mưa 1 USD. Khi đó ta có thể nói tỷ giá hối đoái giữa Việt Nam Đồng và Đô la Mỹ là 23,500.
Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Có lúc bạn thấy rằng 1 USD đổi được 23,500 VNĐ, nhưng có lúc sẽ đổi được ít hơn, hoặc nhiều hơn. Vậy đâu là yếu tố quyết định và làm thay đổi tỷ giá hối đoái này?
#1 Tỷ lệ lạm phát
Bạn chỉ cần hiểu đơn giản như thế này:
Khi một đất nước duy trì lạm phát ở múc thấp, thì giá trị đồng tiền của nước này sẽ ở mức cao.
Ngược lại, khi một nước có tỷ lệ lạm phát cao, thì đồng tiền của họ không chỉ mất giá trị trong nước mà còn mất giá trị đối với đồng tiền của các nước khác.
Ví dụ, nếu tỷ lệ lạm phát của Việt Nam tiếp tục tăng cao so với Mỹ trong vài năm tới, thì có thể 1 đô la Mỹ sẽ đổi được 25,000 thậm chí là 30,000 VNĐ.
#2 Lãi suất
Những thay đổi về lãi suất ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ và tỷ giá hối đoái.
Lãi suất tăng khiến đồng tiền của một quốc gia tăng giá vì lãi suất cao hơn mang lại lợi nhuận cao hơn cho người cho vay. Do đó thu hút nhiều vốn và nhà đầu tư nước ngoài hơn. Khiến cho tỷ giá hối đoái tăng.
Hiểu cụ thể hơn là, nếu Ngân hàng Trương Ương Việt Nam nâng lãi suất. Nghĩa là sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn, lúc này nguồn ngoại tệ sẽ nhiều hơn, nghĩa là đồng Việt Nam sẽ có giá trị hơn
#3 Nợ công
Nợ công nghĩa là nợ do Chính phủ vay nước ngoài hoặc các tổ chức tài chính ở nước ngoài nhằm cũng cố ngân sách Nhà nước cũng như tài trợ cho các hoạt động kinh tế khác.
Nếu khoản nợ Chính phủ này vượt quá tốc độ tăng trưởng kinh tế, nó có thể làm tăng lạm phát. Bởi vì Chính phủ có thể in thêm tiền để trả nợ, hơn nữa một nước có nợ công lơn sẽ trở nên sẽ trở nên kém hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.
Tóm lại, nợ công dễ gây ra lạm phát và gây mất giá trị đồng tiền. Một nước có nợ công càng nhiều thì đồng tiền của nước đó có giá trị càng thấp. Kết quả là, giá trị tỷ giá hối đoái của nó sẽ giảm theo.
#4 Suy thoái kinh tế
Khi một quốc gia trải qua suy thoái, lãi suất của quốc gia đó có thể sẽ giảm xuống, làm giảm cơ hội thu được vốn nước ngoài. Do đó, đồng tiền của nước này yếu đi so với các nước khác, do đó làm giảm tỷ giá hối đoái.
#5 Tình hình chính trị
Một quốc gia ổn định về chính trị sẽ thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn, điều này giúp nâng cao tỷ giá tiền tệ.
Ngược lại nếu một nước có tình hình chính trị bất ổn sẽ làm giảm tỷ giá hối đoái.
Sự ổn định chính trị cũng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và các chính sách tài chính, hai yếu tố có thể ảnh hưởng lâu dài đến tỷ giá hối đoái của đồng tiền.
Vì vậy, bạn có thể thấy các quốc gia có sự ổn định chính trị như Thụy Sĩ hay các nước phương Tây thưỡng sẽ có đồng tiền mạnh hơn và có giá trị cao hơn.
#6 Xuất nhập khẩu
Nếu tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của một nước lớn hơn nhập khẩu (hay còn gọi là xuất siêu) thì sẽ làm tăng nhu cầu về tiền tệ của đất nước (và tăng giá trị của đồng tiền).
Nói cách khác, nếu một quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu thì tỷ giá hối đoái có thể sẽ tăng.
#7 Đầu cơ
Nếu các nhà đầu cơ tin rằng Việt Nam Đồng sẽ tăng giá trong tương lai, họ sẽ cố gắng mua nhiều nhất có thể thể kiếm lời.
Sự gia tăng nhu cầu này sẽ làm cho giá trị VNĐ tăng lên.
Từ đây ta có thể thấy, các biến động của tỷ giá hối đoái không phải lúc nào cũng phản ánh các yếu tố cơ bản của nền kinh tế như lạm phát, lãi suất,… Mà thường được thúc đẩy bởi cảm xúc của thị trường tài chính.
#8 Cạnh tranh hàng hóa
Nếu hàng hóa của Việt Nam trở nên hấp dẫn và cạnh tranh hơn thì điều này cũng sẽ làm cho giá trị của tỷ giá hối đoái tăng lên.
Ví dụ, nếu Việt Nam luôn sản xuất những mặt hàng có cất lượng và năng suất cao hơn, thì hàng hóa sẽ trở nên cạnh tranh quốc tế hơn và về lâu dài sẽ khiến đồng Việt Nam tăng giá.
#9 Sự can thiệp của chính phủ
Một số chính phủ cố gắng tác động đến giá trị của đồng tiền của họ.
Ví dụ, Trung Quốc đã tìm cách giữ cho đồng tiền của mình bị định giá thấp để làm cho hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc trở nên cạnh tranh hơn.
Họ có thể làm điều này bằng cách mua tài sản bằng đô la Mỹ để làm tăng giá trị của đô la Mỹ so với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc.
Lời kết
OK, bây giờ bạn đã biết tỷ giá hối đoái là gì cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
Nhìn chung, ta có thể nhận ra rằng tỷ lệ lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái là 3 yếu tố liên quan mật thiết với nhau và tác động trực tiếp đến nhau.
Và lần tới khi bạn đi bán hoặc mua ngoại tệ, bạn đã biết được những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá rồi nhé!
Bonus: Tỷ giá hối đoái tiếng Anh là gì?
P/s: Cuối mỗi bài viết, TnD Blog sẽ chia sẻ thêm những từ ngữ chuyên ngành liên quan tới bài viết bằng tiếng Anh, nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn và quốc tế hóa kiến thức tài chính của bạn. (Hiện nay, thị trường tài chính của Việt Nam vẫn còn khá non trẻ nên phần lớn phải học hỏi từ nước ngoài, mượn dùng rất nhiều thuật ngữ bằng tiếng Anh. Một số thuật ngữ nếu dịch sang tiếng Việt thì rất dễ lệch lạc ý nghĩa của nó)
Tỷ giá hối đoái tiếng Anh là: Installment Payment
Nếu thấy bài viết hay và có ích, hãy giúp chúng tôi chia sẻ nó đến bạn bè và người thân của bạn. Và đừng quên để lại suy nghĩ của bạn bằng cách bình luận ngay bên dưới bài viết này nhé!
Đăng Ký Email Của Bạn Để Nhận Tin Tức Và Những Ưu Đãi Đặc Biệt
Cám ơn bạn! Bạn đã đăng ký thành công!
Câu hỏi thường gặp
Nền kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến tỷ giá hối đoái?
Nếu một đất nước có nền kinh tế phát triển, sẽ thu hút các nhà đầu tư. Dẫn đến giá trị tiền tệ của nước đó cũng sẽ tăng theo.
Lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến tỷ giá hối đoái?
Một nước có tỷ lệ lạm phát thấp đồng nghĩa với việc đồng tiền nước đó sẽ có giá trị cao và ngược lại nếu lạm phát cao, đồng tiền sẽ mất giá trị.
Mối quan hệ giữa xuất nhập khẩu và tỷ giá hối đoái như thế nào?
Xuất khẩu cao đồng nghĩa với nhu cầu đồng tiền của nước đó sẽ lớn hơn và hiển nhiên, tiền tệ sẽ có giá trị hơn.
Lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến tỷ giá hối đoái?
Lãi suất cao khiến các nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội kiếm thêm nhiều tiền và từ đó các đồng ngoại tệ đổ vào nước đó nhiều hơn, và đồng tiền nội tệ sẽ có giá trị hơn.